Cung - cầu và hỗ trợ - kháng cự có nhiều nét tương đồng, nhưng mục đích bài viết này là phân biệt các khái niệm này và xác định cách sử dụng hỗ trợ-kháng cự để giao dịch theo cung - cầu.
Sự khác biệt giữa cung - cầu với hỗ trợ - kháng cự
Hỗ trợ - kháng cự là ngưỡng mà nhà giao dịch thấy giá không thể vượt qua nhiều lần, khái niệm này quen thuộc với hầu hết các nhà giao dịch. Cung-cầu là một vùng rộng hơn rất nhiều, thể hiện các vùng giá quan trọng của ngưỡng hỗ trợ - kháng cự rộng.
• Cung và cầu
Được thể hiện bằng một vùng giá rộng
Dễ tìm điểm để vào lệnh giao dịch hơn
• Hỗ trợ và kháng cự
Xác định bởi một vùng giá quan trọng
Khó dựa vào để quyết định giao dịch hơn
Cách sử dụng hỗ trợ - kháng cự để giao dịch theo cung - cầu
• Giao dịch theo cung - cầu
Điều đầu tiên mà các nhà giao dịch cần làm trước khi giao dịch theo cung-cầu là quyết định xem xu hướng hiện tại được giữ nguyên hay sẽ có biến động khác. Điều này có thể đánh giá bằng cách đo lường biến động thị trường như xung đột chính trị hoặc tin tức kinh tế quan trọng. Đây là sự phân biệt giữa quyết định giao dịch theo phạm vi giá hoặc giao dịch theo kiểu breakout.
• Giao dịch theo phạm vi giá
Khi giao dịch theo phạm vi giá, các nhà giao dịch dự đoán thị trường sẽ đi ngang (sideway); khi xác định các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh, các nhà giao dịch sẽ có thể “mua đáy” và “bán đỉnh”. Biểu đồ dưới cho thấy cách nhà giao dịch chỉ sử dụng giá để xác định các điểm để vào lệnh trong thị trường. Tại đó, cầu bắt đầu vượt cung (làm giá tăng) hoặc cung bắt đầu vượt cầu (làm giá giảm) trên thị trường.
Giao dịch theo vùng trong biểu đồ GBP/USD
• Giao dịch theo phương pháp breakout
Ngược lại, khi nhà giao dịch xác định thị trường sẽ có biến động mạnh và kỳ vọng sẽ phá vỡ (breakout) ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự để thiết lập đỉnh hoặc đáy mới.
Với phương pháp này, mục tiêu của nhà giao dịch thay đổi, không phải giao dịch theo phạm vi giá. Mục tiêu bây giờ là “mua cao và bán ở giá cao hơn” hoặc “bán thấp và mua lại ở giá thấp hơn”
Giao dịch theo phương pháp breakout với biểu đồ EUR/USD
Thị trường có xu hướng thường biến động mạnh hơn nhiều so với thị trường đi ngang (sideway). Vì thế, các nhà giao dịch thường thay đổi điều kiện quản lý rủi ro để phù hợp với việc rủi ro gia tăng khi giao dịch trong thị trường biến động mạnh.