Lý thuyết Gann phát biểu rằng khi giá di chuyển dọc theo đường Gann line, xu hướng thường là mạnh. Cùng đến với 1 ví dụ vào lệnh:
Vùng số 1: Đường Gann bị phá, trader nên chuẩn bị cho hai tình huống, hoặc sẽ vào lệnh buy khi có dấu hiệu giá quay lại xu hướng, hoặc vào lệnh sell khi có dấu hiệu xu hướng đảo chiều.
Vùng số 2: Mức kháng cự ngắn hạn được hình thành, xu hướng tăng có vẻ đã bị phá vỡ và chúng ta kỳ vọng một đợt retest tại vùng số 3.
Vùng số 3: Sau khi giá tiếp cận vùng này, nó thất bại trong việc xuyên thủng vùng giá, không tạo được đỉnh cao hơn và bắt đầu quay đầu đi xuống. Các yếu tố ủng hộ một nhận định bán.
Vùng số 4: Chúng ta vào lệnh khi giá pullback lại vùng cản phía trước những không thể phá vỡ được nó và quay đầu đi xuống. Dừng lỗ phía trên mức đỉnh gần nhất và chốt lãi phía dưới mức đáy gần nhất.
Gann fans
Công cụ tiếp theo đó chính là Gann fans (hay các đường nan quạt). Để xác định Gann fans bạn chỉ việc nối hai đỉnh/ đáy liên tiếp lại với nhau, các đường sẽ tự động hiện ra.
Cách sử dụng những đường Gann fans tương tự như cách dùng những đường xu hướng thông thường, mua hoặc bán khi các đường này bị phá vỡ.
Ví dụ phía trên minh họa cách sử dụng Gann fans đơn giản nhất. Vào lệnh mua sau khi giá phá đường Gann line và quay lại retest chính nó. Dừng lỗ phía dưới mức hỗ trợ, chốt lời ở đường Gann tiếp theo.
Lý thuyết Gann - Một phương pháp giao dịch vô cùng phức tạp
Những điều đã được bàn luận trong chủ đề này chỉ là “một cái lướt nhẹ” qua bề mặt của phương pháp giao dịch theo lý thuyết Gann, còn rất nhiều điều để nói về phương pháp giao dịch này trong việc dự đoán hướng đi của giá. Tuy nhiên, như đã nói, đây là một phương pháp vô cùng phức tạp mà cần nhiều năm, thậm chí là cả thập kỷ để một trader có thể luyện tập và nắm vững phương pháp.
Không mong rằng sau khi đọc xong bài viết anh em có thể thu nạp một phương pháp giao dịch nhanh – gọn, mà chỉ mong muốn cung cấp một cái nhìn sơ lược về phương pháp, đồng thời dẫn dắt một vài trader tự tìm hiểu sâu hơn nữa lý thuyết phức tạp này.