Trader giao dịch theo trường phái theo sau xu hướng (hay còn gọi Trending Following) sẽ không bỏ qua mô hình nến đặc biệt này. Mô hình nến giá tiếp diễn sẽ bổ trợ cho Trader hoàn thiện hệ thống giao dịch của mình.
Một cú pullback (hồi giá) thường xảy ra khá nhiều dạng. Chúng có thể được phân loại thành những đường kênh mở rộng/hội tụ, hoặc đối xứng, góc của chúng có thể ngược với trend hoặc theo trend. Và với những đường kênh này Trader có thể tìm thấy khá nhiều cơ hội giao dịch. Chúng ta có thể giao dịch phá ngưỡng hoặc khi giá bật lại từ đường kênh.
Một kênh giá được hình thành từ ít nhất 3 điểm, hoặc nhiều hơn nếu muốn tăng độ chính xác.
Ảnh:
Chúng ta chỉ cần nối đỉnh 1-3 lại với nhau sau đó copy đường vừa kẻ và cho nó đi qua điểm 2 là được một kênh giá.
Tất nhiên có thể xuất hiện điểm thứ 4, tất cả tùy thuộc vào giá. Khi đó mô hình sẽ mang tính đối xứng giống như mô hình lá cờ, tuy nhiên những trường hợp như vậy ít khi xảy ra so với những mô hình kênh mở rộng hoặc hội tụ.
Ảnh:
Theo cách đó, chúng ta có thể phân loại các cú pullback theo 3 loại:
Đường kênh đối xứng
Đường kênh hội tụ
Đường kênh mở rộng
Nếu tiếp tục phân tách chúng thành các mô hình giá chúng ta sẽ có được rất nhiều những mô hình giá tiếp diễn, dưới đây sẽ đưa ra những mô hình cơ bản nhất.
Mô hình lá cờ (kênh đối xứng)
Ảnh:
Mô hình tam giác phẳng/đối xứng (kênh hội tụ)
Ảnh:
Mô hình nến mở rộng (kênh mở rộng)
Ảnh:
Chúng ta cũng có thể xác định những cấu trúc kênh nhỏ hơn trong một kênh lớn hơn, mình có một bài viết đề cập đến cách vẽ đường kênh nâng cao, anh em có thể tham khảo lại theo link dưới đây:
https://diendanforex.com/kinh-nghiem-dau-tu-forex/phuong-phap-giao-dich-forex/chi-bao-rsi-relative-strength-index-duoc-su-dung-pho-bien.html
Bên cạnh việc xác định những kênh lồng ghép vào nhau chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm được những mô hình giá phía trong những kênh này như mô hình hai đỉnh/đáy, phá ngưỡng giả…
Thỉnh thoảng những đường kênh ban đầu có thể biến đổi thành những đường kênh giá khác theo hai dạng đổi hướng hoặc không đổi hướng.
Ảnh:
[Kênh giá giảm đã chuyển thành Kênh giá tăng sau khi hình thành mô hình giá vai đầu vai]
Nếu Trader có thể tìm thấy những kênh giá nhỏ lồng trong một kênh giá lớn thì có thể dễ dàng thấy được hướng đi hiện tại của giá, từ đó phát hiện những cơ hội giao dịch.
Ví dụ, nếu bạn xác định được rằng có một xu hướng trong đường kênh của bạn, tiếp đến trong xu hướng đó xuất hiện một cú pullback, kết hợp thêm một vài yếu tố khác như các mức cản, mô hình giá…bạn có thể tìm được những điểm vào giá trị.
Ảnh:
Ở điểm vào đầu tiên, sau một thời gian dài giá tích lũy, cuối cùng phá ngưỡng cúng đã xảy ra và hình thành một xu hướng. Trader cũng có thể dễ dàng xác định được đường kênh giảm (màu vàng). Khi giá pullback về bờ kênh trên, đây là thời điểm vào lệnh vì điểm này cũng chính là mức hỗ trợ bị phá trước đó.
Điểm vào tiếp theo xuất hiện khi giá tiếp cận bờ kênh vàng lần 2, lúc này có hai yếu tố khác ủng hộ bạn vào lệnh đó là mức cản nhỏ được hình thành trước đó và việc tiếp cận bờ kênh trên của đường kênh nhỏ (màu xanh).
Một ví dụ tiếp theo:
Ảnh:
Bạn thấy điều gì? Xu hướng giảm trong một đường kênh giảm, mô hình tam giác (kênh hội tụ), mức hỗ trợ chuyển thành kháng cự. Tất cả đều gặp nhau ở vùng số 4, liệu bạn có nắm lấy cơ hội này không?
Khi bạn áp dụng những mô hình giá tiếp diễn này để giao dịch bạn cần phải quan sát thêm độ dốc của nhiều đường kênh khác nhau (trong nhiều setup) để tự đưa ra nhận định về mức độ tiềm năng của mô hình.
Nguồn: Tradeciety
XEM THÊM
● Khóa học hướng dẫn giao dịch Vàng
● Đầu tư Vàng, những cái bẫy của thị trường đã giết chết nhà đầu tư
CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DỖI MỌI THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ