Đồ thị P&F cũng có những điểm yếu cố hữu, giống như bao hệ thống giao dịch khác, tuy nhiên nó được khắc phục bởi một triết lý giao dịch cho phép chúng ta đi theo xu hướng một cách lâu nhất.
Đồ thị P&F được sử dụng tốt nhất trong thị trường cổ phiếu và hàng hóa - nơi xu hướng diễn ra mạnh mẽ và dài hơi hơn là thị trường ngoại hối hay crypto, tuy nhiên, đồ thị này có thể sử dụng được cho mọi thị trường, như cái cách mà mình vẫn thường làm!
Nào, chúng ta cùng tìm hiểu các lý do:
1. Đồ thị P&F thể hiện các điểm giao dịch một cách rõ ràng:
Điểm giao dịch mà mình muốn nhắc đến ở đây là 3 điểm mà chúng ta quan tâm nhất:
• Điểm vào lệnh
• Điểm dừng lỗ
• Điểm chốt lời
Thực tế, chúng ta sẽ cần có 4 điểm quan tâm, và mình xin bổ sung thêm 1 điểm nữa đó là điểm dời stop loss.
Có rất nhiều hệ thống giao dịch cho chúng ta các điểm trên, nhưng thỉnh thoảng mình vẫn thấy có sự bất nhất trong đó. "Đặt dừng lỗ phía trên cây pinbar vài pips'' - vài pips cụ thể là bao nhiêu nhỉ? Và đặc biệt, một số hệ thống giao dịch còn không có mục tiêu chốt lời!
Những điều này được khắc phục hoàn toàn bởi đồ thị P&F:
Trong ví dụ trên, mình có thể đọc một cách rõ ràng cho bạn rằng: Mình sẽ mua khi giá đạt mức cao nhất ở 18.5 và đóng cửa ở trên mức 18, mình sẽ dừng lỗ ở 15.45 và mình sẽ giữ lệnh đồng thời chốt lời ở 26. Tất cả đều rõ ràng và trực quan, chúng ta đơn giản chỉ cần chờ đợi. Và một khi đã vào lệnh, chúng ta còn một loạt các phương pháp trailing stop, đóng vị thế sớm khá phong phú và quan trọng, tất cả đều RÕ RÀNG!
2. Đồ thị P&F thể hiện xu hướng một cách rõ ràng:
Chắc có những lúc bạn vẫn luôn có một câu hỏi trong đầu, mà thậm chí là 2,3,...: "Xác định xu hướng sao cho đúng?", "Kẻ trendlines làm sao cho đúng?",.... Tất cả đều được khắc phục bởi P&F vì trong P&F, chúng ta chỉ có 2 xu hướng: Tăng và Giảm!
Một số anh em sẽ đặt câu hỏi rằng: "Thế vùng hợp nhất - vùng giá đi ngang'' ở đâu? - Trong P&F, nó là các vùng tích lũy trong một xu hướng Tăng hoặc Giảm mà thôi!
• Xu hướng trong đồ thị P&F được diễn giải một cách đơn giản:
• Xu hướng là tăng khi giá nằm trên đường Hỗ trợ tăng (Bullish support line)
• Xu hướng là giảm khi giá nằm dưới đường Kháng cự giảm (Bearish resistance line)
Trong các xu hướng tăng hoặc giảm sẽ có các vùng tích lũy tương tự, vùng đó chúng ta có thể chốt các vị thế giao dịch hoặc tiến hành giao dịch trong range!
3. Đồ thị P&F cho phép chúng ta đi theo một xu hướng dài hạn:
Nếu làm chuẩn bài theo phương pháp, bạn có thể giữ một vị thế Long từ mức 12.150 điểm cho đến điểm đóng vị thế tại 13.150 điểm với chỉ số DAX - và nó diễn ra chỉ trong vòng giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 mà thôi. Tất nhiên là trong một môi trường hoàn hảo, chúng ta cũng cần cân nhắc thêm phí giao dịch và yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định của chúng ta.
4. Đồ thị P&F cho phép chúng ta biết được thời điểm giao dịch tốt nhất:
Thời điểm giao dịch là một yếu tố khá rõ ràng với đồ thị P&F, tại các vùng tiệm cận đường xu hướng. Chúng ta sẽ luôn có các gợi ý giao dịch:
• Tiếp tục duy trì xu hướng.
• Phá vỡ đường xu hướng.
Nếu giá tiếp tục xu hướng (phục hồi và quay trở lại xu hướng) thì chúng ta chờ các tín hiệu mua/bán phá vỡ để giao dịch theo xu hướng hiện hành.
Nếu giá phá vỡ xu hướng (Phá vỡ đường xu hướng và đồng thời xác nhận bằng các tín hiệu mua/bán) thì chúng ta sẽ tiến hành đảo chiều và giao dịch theo xu hướng mới!
5. Đơn giản, dễ học:
Nhìn thì khá phức tạp, tuy nhiên với đồ thị này, bạn sẽ hiểu về nó chỉ trong vòng 1 tuần! Cái khó chỉ là cách bạn test chiến lược và có đủ bền bỉ để theo đuổi nó hay không mà thôi.
Trên đây là một số những ''tâm thư'' của mình - một tín đồ của P&F, tất nhiên, P&F cũng bộc lộ những điểm yếu giống như những hệ thống giao dịch khác nhưng khi chúng ta giao dịch nhiều, chúng ta luôn có những cách để khắc phục nó!
Hướng dẫn mở tài khoản sàn ICMarkets uy tín nhất hiện nay:
https://diendanforex.com/kinh-nghiem-dau-tu-forex/san-forex-cac-tieu-chi-danh-gia/mo-tai-khoan-forex-chi-tiet-nhat-2021.html