Thị trường lúc tăng mạnh, lúc giảm mạnh, lúc sideway... đôi lúc đi theo quy luật nhưng đôi lúc cũng phá vỡ quy luật. Tuy nhiên cũng có cách để hiểu được các biến động của thị trường, đó chính là phân tích hành động giá cũng như các mức quan trọng của thị trường nơi mà giá sẽ bật cao hơn hay đảo chiều thấp hơn chúng ta gọi chúng là các mức hỗ trợ và kháng cự. Bài chia sẻ này Trader sẽ biết được 6 mức kháng cự - hỗ trợ quan trọng, áp dụng giao dịch sẽ rất hiệu quả.
Các đỉnh trước và đáy trước truyền thống
Có lẽ mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng nhất là các đỉnh trước và đáy trước. Đây là các mức Trader sẽ thấy được khi xem các chart tuần hoặc tháng. Bằng cách này, chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường và các điểm đảo chiều quan trọng. Đơn giản chỉ cần xác định các mức mà giá đã đảo chiều cao hơn hoặc thấp hơn và đánh dấu bằng các đường ngang như hình dưới đây:
Sau đó, để chắc ăn hơn Trader có thể vẽ thêm các đường hỗ trợ - kháng cự trên chart ngày, như hình dưới thì các mức cũ cũng giữ nguyên vị trí, tuy nhiên xuất hiện thêm các mức mới mà trên chart tuần không thấy được:
Các đỉnh - đáy hình thành kiểu bậc thang
Trader đã nghe câu “Hỗ trợ cũ thành kháng cự mới và kháng cự cũ thành Hỗ trợ mới” chưa? Điều này là một dạng của thị trường khi mà các đỉnh - đáy cao hơn hình thành, hoặc các đỉnh - đáy thấp hơn hình thành, trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Đánh dấu lại các mức này, và khi giá phá vỡ lên hoặc xuống chúng ta có thể chờ vào lệnh hồi lại, còn gọi là Trade pullback.
Các đỉnh - đáy trước để quản trị rủi ro
Trong ví dụ dưới đây, Trader để ý giá phá vỡ thấp hơn, xuống dưới tận hỗ trợ, rồi nó giữ nguyên vị trí dưới mức đó, và kể từ đó mức này trở thành mức kháng cự. Chúng ta có thể bán tại mức này hoặc ngay dưới nó nếu giá vẫn nằm dưới. Bằng cách này, chúng ta có thể biết vị trí để chờ đợi cú trade tiếp theo, và nếu giá vượt qua mức đó thì ý tưởng của chúng ta đã hoàn toàn vô dụng, thế thì đặt stop loss vừa trên mức đó là hợp lý. Thêm nữa, chúng ta có thể vận dụng các đỉnh - đáy trước lân cận như các điểm chốt lời.
Các mức hỗ trợ - kháng cự biến động
Biến động ở đây là các mức có sự di chuyển, hay nói cách khác là trung bình động. Một đường trung bình động di chuyển lên hay xuống cho thấy hành động giá. Dưới đây là ví dụ đường trung bình động hàm mũ (ema) 50 chu kỳ dùng để phát hiện xu hướng giảm và điểm vào lệnh:
Đường 21 EMA cũng có thể được dùng theo cách tương tự, nhớ rằng EMA chu kỳ càng ngắn thì giá càng tương tác với ema thường xuyên hơn, do đó trong thị trường co dãn ít thì Trader nên dùng EMA chu kỳ ngắn như 21 chẳng hạn:
Giao dịch range theo các mức hỗ trợ - kháng cự
Giao dịch range theo các mức hỗ trợ - kháng cự có thể cho chúng ta nhiều cơ hội vào lệnh giá trị đối với một price action. Ý tưởng chính là đầu tiên chúng ta tìm một range, sau đó tìm tín hiệu price action giữa các mức này.
Trong hình ví dụ dưới đây, Trader có một range khá bự vì giá chỉ biến động giữa hỗ trợ - kháng cự:
Vùng hỗ trợ - kháng cự theo sự kiện
Các vùng có sự kiện là các mức quan trọng của thị trường khi một sự kiện hành động giá xảy ra. Nó có thể là một cú đảo chiều mạnh mẽ hoặc một tín hiệu price action rõ ràng, cả hai đều dẫn đến một hướng đi mạnh của giá.
Ví dụ trên Trader có thể thấy một mức sự kiện được hình thành sau một nến đảo chiều giảm mạnh trên chart tuần. Trader cần đánh dấu lại mức này vì nó là một mức quan trọng để chờ vào lệnh bán tại điểm blind entry hoặc tín hiệu bán trên chart 1H hoặc 4H hoặc ngày.
Trên đây là các 6 mức hỗ trợ - kháng cự quan trọng bạn cần lưu ý, hãy quản lý vốn và giao dịch với những khối lượng phù hợp nhất đối với các khung bạn muốn giao dịch. Trader hãy tập luyện kỹ để giảm thiểu được rủi ro trên thị trường.
Nguồn: Learntotradethemarket