Sau khi Trader xác định rõ ràng xu hướng chính trong biểu đồ là tăng giá hay giảm giá theo các hướng dẫn chúng tôi chia sẻ. Việc tiếp theo Trader cần làm là xác định lực của Trend đó mạnh hay yếu, Trend đã chuẩn bị kết thúc hay vẫn tiếp diễn. Việc này cực kỳ quan trọng để giúp bạn có thể xác định được điểm thoát lệnh cũng như biết nên tham gia vào thị trường hay chỉ nên đứng ngoài.
Đặc biệt là Trader mới vào nghề rất hay giao dịch ở gần cuối của Trend. Nghĩa là Trend đã hiển thị một cách rõ ràng, đang có xu hướng yếu đi, thì họ mới bắt vào lệnh, nên thường dẫn đến tình trạng vô cùng phổ biến chính là Mua Đỉnh, bán Đáy, bắt dao rơi… Bài viết hôm nay Diễn Đàn Forex chia sẻ đến Trader các xác định lực của xu hướng qua các chỉ báo thôi dụng như:
✔ Sóng Elliott
✔ Các mô hình nến đảo chiều
✔ Cách sử dụng mô hình giá
✔ Các chỉ báo thông dụng như: RSI, MACD, CCI...
Sóng Elliott
Sóng Elliott có mối tương quan rất lớn với lý thuyết Dow, Trader hiểu được Dow bạn sẽ biết cách đếm sóng Elliott. Trong số 5 sóng của Elliott sẽ có 3 sóng chủ hay sóng tăng là sóng 1,3 và 5 cũng 2 sóng điều chỉnh là sóng 2 và 4, trong số này thường sóng 3 sẽ là sóng dài nhất. Đây là giai đoạn mà các nhà giao dịch bắt đầu chú ý tới 1 cặp tỷ giá, 2 sản phẩm hay 1 hàng hóa nào đó, tin tưởng rằng chúng thực sự tiềm năng cho nên liên tục mua vào. Khiến cho giá sẽ tăng mạnh và có thể sẽ phá vỡ mức giá cao nhất của điểm kết thúc sóng 1.
Các bạn có thể tham khảo cách đo và vẽ sóng Elliott Tại đây
Sử dụng các mô hình nến đảo chiều
Thông thường biểu đồ phân tích sẽ chia làm 3 dạng chính gồm:
Biểu đồ tiếp diễn,
Biểu đồ đảo chiều
Biểu đồ đi ngang
Nếu đã xác định được xu hướng, Trader có thể căn cứ vào từng biểu đồ trong khung giờ khác nhau, áp dụng các mô hình nến đảo chiều vào, để nhận biết điểm vào lệnh, thoát lệnh cũng là 1 phương án rất khả thi, được rất nhiều Trader áp dụng hiện nay.
Thực tế, đây cũng là phương thức dễ nhận biết nhất để tìm kiếm sự sự đảo chiều xu hướng. Nếu chưa có nhiều kiến thức về giao dịch forex, chúng tôi khuyên bạn nên nắm bắt các mô hình nến đảo chiều này trước đã. Nó thực sự vô cùng hiệu quả, bạn chỉ cần kết hợp các nến đảo chiều với đường trendline hoặc EMA là bạn hoàn toàn có thể giao dịch, tìm được điểm vào lệnh, thoát lệnh đúng lúc.
Sử dụng mô hình giá
Mô hình giá sẽ có 2 dạng chính gồm:
Mô hình tiếp diễn
Mô hình đảo chiều
Các mô hình này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật, mà bạn nên tìm hiểu sau các mô hình nến đảo chiều chúng tôi nói ở phía trên. Các bạn cũng cần đặc biệt lưu ý các mô hình 3 như 3 đỉnh, 3 đáy hay vai đầu vai. Một sự trùng hợp kỳ lạ, trong phân tích kỹ thuật những dạng mô hình tạo từ con số 3 đều mạnh mẽ hơn tất cả các mô hình khác. Thậm chí, ngay cả các mô hình nến đảo chiều cũng vậy, sức công phá do cụm 3 nến tạo thành bao giờ cũng mạnh hơn rất nhiều so với mô hình 2 nến hay 1 nến.
Ngoài ra, mô hình tiếp diễn và đảo chiều chỉ thực sự tác dụng khi phía trước của mô hình phải là 1 xu hướng cụ thể (tăng hoặc giảm). Bởi phải có xu hướng rõ ràng thì mới có thể đảo nghịch lại xu thế trước đó, nếu không có xu hướng thì không thể nào có sự đảo nghịch được. Nên bạn thấy đó việc xác định xu hướng rất quan trọng khi giao dịch forex là rất quan trọng đúng không?
Mới đầu, bạn sẽ rất khó để nhìn, phát hiện ra mô hình, nhưng nếu sử dụng 1 thời gian bạn sẽ nhận diện các mô hình này dễ dàng thôi.
Mô hình tiếp diễn
Mô hình đảo chiều
Trader cũng lưu ý ngoài 2 dạng mô hình này, còn 1 loại nữa có thể là gọi mô hình 2 bên, nghĩa là mô hình phá cạnh nào thì sẽ thực hiện lệnh theo cạnh đó như ảnh bên dưới:
Sử dụng các momentum: RSI, MACD, Stoch, CCI…
Khi giá đã tăng quá nhiều hoặc giảm quá nhiều đó là lúc Trader luôn tự hỏi liệu giá có tiếp tục tăng hoặc giảm nữa không. Ngoài việc sử dụng những mô hình chúng tôi kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các chỉ báo Momentum để đo « đà » giá dựa vào sự so sánh giá trong khoảng thời gian nào đó. Nhờ những chỉ báo như vậy, sẽ báo cho trader biết tốc độ thay đổi của giá ngày càng mạnh lên hay yếu đi. Và khi càng mạnh lên sẽ ra sao, yếu đi sẽ như thế nào? Để Trader khi biết được đà của giá, sẽ xác định xem nên vào lệnh hay không.
Một trong những điểm nổi bật nhất mà các momentum như RSI và MACD giúp xác định các mức phân kỳ và hội tụ. Khi giá đã phân kỳ có nghĩa là giá tạo đỉnh cao hơn (HH) nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại tạo ra 1 đỉnh thấp hơn (LH).
Đồng nghĩa giá không thể đạt được các đỉnh cao mới, hay người mua không còn mặn mà muốn tham vào để mua nhằm đẩy giá lên các mức giá cao hơn nữa. Như vậy khi phân kỳ xuất hiện rất có thể giá sẽ đảo chiều và giảm.
Tuy nhiên, chỉ là có thể chứ không thể khẳng định chắc chắn, lúc này các Trader cần quan sát áp dụng thêm các phương thức khác như mô hình nến đảo chiều để gia tăng giá trị. Thông thường, khi giá đã phân kỳ chúng ta nên quan sát trước khi đặt lệnh, vì có nhiều trường hợp giá phân kỳ nhưng vẫn tiếp tục phá các đỉnh cũ và lao lên.
Về phân kỳ và hội tụ Trader có thể sử dụng RSI, MACD, CCI hoặc Stoch để xác định. Mỗi indicator này sẽ có 1 số đặc điểm khác nhau nên bạn cũng cần nghiên cứu để hiểu rõ hơn bạn nhé. Dưới đây là hướng dẫn giao dịch theo các chỉ báo Trader cùng vào tìm hiểu nhé:
Hướng dẫn giao dịch theo RSI Tại đây
Hướng dẫn giao dịch theo MACD Tại đây
Hướng dẫn giao dịch theo CCI Tại đây
Hướng dẫn giao dịch theo Stoch Tại Đây
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
➤ Video tập Trader trên tài khoản mini 17.000 USD
➤ Hướng dẫn Trade Forex thả lệnh nuôi ngược xu hướng hiện tại
CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI
MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ