DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Học price action: Cách xác định mô hình giá TĂNG & GIẢM

Cách_xác_định_mô_hình_giá.jpg

Cách xác định mô hình giá

Mẫu hình giảm dần tăng

Hình dưới sẽ thể hiện mẫu hình giảm dần tăng. Về cơ bản, nhà đầu tư cần ít nhất là ba cây nến liên tiếp, và khoảng cách sự phá vỡ giá cao nhất giữa cây nến sau và cây nến trước phải giảm dần.

mô_hình_giá_tăng.jpg

Có thể thấy rằng với mẫu hình này thì khoảng cách giữa điểm cao nhất của cây nến sau và cây nến liền trước sẽ được giảm dần (a>b>c). Điểm cao nhất của cây nến cuối cùng (đường màu đỏ) tạo ra một đường giới hạn theo phương ngang.

Tác dụng của nó làm gì thì chúng ta sẽ thảo luận ở các phần sau.

Với dạng A thì cây nến kết thúc là nến tăng cho nên chưa thể giao dịch được khi mẫu hình hoàn thành mà phải chờ thêm một cây nến giảm cho tín hiệu bán thì mới vào lệnh.

Trong khi đó, mẫu hình dạng B có cây nến cuối vừa là nến hoàn thành cấu tạo của mẫu hình vừa là nến tín hiệu xác nhận có thể vào lệnh bán ngay.

xác_nhận_có_thể_vào_lệnh_bán_ngay.jpg

Mẫu hình giảm dần giảm

Mẫu_hình_giảm_dần_giảm.jpg

Tương tự và ngược lại với mẫu hình tăng giá ta sẽ có mẫu hình giảm giá, đường màu đỏ ở vị trí thấp nhất của cây nến cuối cùng sẽ là đường giới hạn.

mẫu_hình_giảm_giá.jpg

Các biến thể khác của mẫu hình

Trên thực tế sẽ có những biến dạng khác mà không theo chuẩn như các dạng nêu trên, chẳng hạn như 3 cây nến đầu tiên trong mẫu hình giảm dần tăng không nhất thiết phải tất cả là nến tăng vì đôi khi thị trường xảy ra những biến động đặc biệt.

Tuy nhiên, các trường hợp này rất ít gặp và ta chủ yếu vẫn gặp nhất là mẫu hình chuẩn như trên.

mẫu_hình_chuẩn.jpg

Dạng 1 đó là sự biến động bất thường của thị trường tạo ra cây nến thứ ba không phải là một cây nến tăng như mẫu hình chuẩn thông thường.

Tuy nhiên, thì khoảng cách giữa các điểm cao nhất của các cây nến cũng đảm bảo quy tắc cấu thành nên mẫu hình là a>b>c. Trong khi đó thì mẫu hình số 2 lại có các khoảng giảm dần là 4 lần liên tiếp tạo nên a>b>c>d.

Trên đây chỉ là một vài dạng biến thể của mẫu hình mà thôi. Trong thực tế sẽ còn rất nhiều dạng khác nữa bởi vì thị trường là muôn màu muôn vẻ. Thế nhưng dù có biến thể như nào đi nữa thì nó cần đảm bảo điều kiện tiên quyết là a>b>c.

Giao dịch với mẫu hình giảm dần

Lệnh Sell

Giao_dịch_với_mẫu_hình_giảm_dần.jpg

Như đã nói ở trên thì mẫu hình dạng A nhà đầu tư sẽ phải chờ cho cây nến giảm xuất hiện đóng vai trò là nến tín hiệu để vào lệnh, khi kết thúc cây nến này thì ta tiến hành đặt lệnh chờ bán ở dưới cây nến. Với dạng B thì đơn giản rồi, ngay khi kết thúc quá trình hình thành mẫu hình thì ta sẽ tiến hành đặt lệnh chờ bán phía dưới cây nến tín hiệu giảm này.

Lệnh Buy

nến_tín_hiệu_mua.jpg

Hình trên là cách vào lệnh mua với mẫu hình giảm dần giảm, tương tự và ngược lại với lệnh bán cho mẫu hình giảm dần tăng.

Nếu như mẫu A không xuất hiện cây nến tín hiệu này thì sao? Và nếu như sau sau nến tín hiệu ta đặt lệnh mà không khớp thì xử lý thế nào?

Đường giới hạn và mẫu hình giảm dần hết hiệu lực

Khi không xuất hiện cây nến tín hiệu mà tiếp tục là một nến tăng sau khi đã hoàn thành cấu tạo của mẫu hình thì ta phải chờ cho đến khi xuất hiện cây nến giảm làm tín hiệu bán, tuy nhiên ta không thể chờ mãi được và chờ ở đây là đến khi nào?

Không lẽ giá tăng liên tiếp sau đó tới 10 cây nến mới xuất hiện nến giảm thì khi đó vào lệnh là hết sức nực cười. Chúng ta chỉ nên chờ tối đa 4 cây nến sau khi đã hoàn thành mẫu hình, đó là về thời gian, còn vị trí thì sao?

Đường giới hạn sẽ cho ta một cơ sở đó. Nếu như có cây nến nào nằm hoàn toàn trên đường giới hạn thì khi đó mẫu hình giảm dần này sẽ hết hiệu lực và sẽ không theo dõi để vào lệnh với cơ hội này nữa, bởi khi đó tỷ lệ khả năng thị trường giảm là rất thấp và nếu giảm thì chưa thể giảm ngay được vì đang trên đà tăng sau một thời gian chững lại tại mẫu hình giảm dần.

mẫu_hình_giảm_dần.jpg

Trường hợp đầu tiên là còn hiệu lực trong khi trường hợp thứ hai hết hiệu lực do xuất hiện cây nến nằm trên hoàn toàn mẫu hình giảm dần tăng và ta không cần xem xét cơ hội giao dịch với mẫu hình này nữa.

Tất nhiên không chỉ cây nến thứ hai (sau khi hình thành mẫu hình giảm dần) quy định sự còn hay hết hiệu lực của mẫu hình mà như đã nói ở trên thì ít nhất là 4 cây nến sau khi mẫu hình hoàn thành, nếu cây nến thứ 2 chưa nằm trên hoàn toàn mà cây thứ 3 hoặc thứ 4 nằm trên hoàn toàn thì mẫu hình giảm dần này cũng sẽ hết hiệu lực.

Với trường hợp thứ nhất như trên thì gần như chắc chắn là nếu cây nến thứ 3 chưa khớp lệnh thì nó cũng chưa thể làm mẫu hình kết hiệu lực do giá mở cửa nằm gần tương đương giá đóng cửa của cây nến giảm, nếu có thể thì phải đến cây thứ 4 mới làm mẫu hình hết hiệu lực.

đóng_cửa_của_cây_nến_giảm.jpg

Ở hình 7, Trường hợp thứ nhất là cây nến thứ hai chưa được khớp lệnh nên với lệnh đặt chờ bán dưới cây nến này ta nên huỷ bỏ (quy tắc của tôi như thế còn một số người vẫn giữ nguyên vị trí lệnh đó cho đến khi mẫu hình hết hiệu lực, vẫn có thể đem lại lợi nhuận).

Đến cây nến thứ 3 là nến tăng và mẫu hình vẫn còn hiệu lực nhưng ta không đặt lệnh với cây nến này. Cây nến thứ 4 tiếp tục là một nến tín hiệu lần thứ hai và đặt lệnh chờ bán dưới nến này và cũng là nến cuối cùng chúng ta xem xét vào lệnh.

Tương tự là một trường hợp khác khi đến cây nến thứ tư là một nến tăng và không còn phải xem xét với mẫu hình giảm dần.

Một điều đáng nói ở đây là tại sao tôi khuyên các bạn nên dừng lại ở 4 cây nến sau khi mẫu hình được hoàn thành mà không phải số khác, đó là kinh nghiệm của bản thân tôi khi mà nếu như 4 cây nến sau mẫu hình chưa được khớp lệnh cũng chưa hết hiệu lực của mẫu hình thì khả năng cao là 4 cây nến đó sẽ tạo ra được một vùng giằng co.

Trên đây chỉ là một số ví dụ cơ bản và điển hình chứ không thể bao quát hết các trường hợp trên thực tế, tuy nhiên thì đã mang đến cho bạn kiến thức bao quát nhất có thể để áp dụng vào mọi trường hợp.

Học price action luôn đề cao tính linh hoạt và là cơ hội để thể hiện kỹ năng riêng của mỗi người chứ không phải thực hiện một cách máy móc theo những tín hiệu chỉ báo đưa ra hoặc của các system với một loạt tín hiệu nhiều khi làm cho ta thêm rối. Các bạn hãy add nhóm bên dưới để theo dõi các tài khoản chúng tôi giao dịch nhé.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 

➤ Video tập Trader trên tài khoản mini 17.000 USD

 

➤ Hướng dẫn Trade Forex thả lệnh nuôi ngược xu hướng hiện tại

 

CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI

 

MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2