Chỉ báo MACD, mô hình nến Inside Bar chắc cũng không còn quá xa lạ đối với Trader. Điều đặc biệt khi hai chỉ báo này chúng kết hợp lại với nhau, một chỉ báo động lượng và hành động giá sẽ tạo nên một hệ thống giao dịch tuyệt vời. Và để làm rõ hơn hệ thống thì mình xin phép được chia sẻ đến Trader toàn bộ hệ thống giao dịch kết hợp lại:
1. Chỉ báo MACD:
Chỉ báo MACD bao gồm ba yếu tố di chuyển xung quanh đường trung tâm (đường số 0) và 3 yếu tố trên được miêu tả cụ thể trong hình bên dưới:
• Đường MACD: giúp xác định đà tăng hoặc giảm (xu hướng thị trường). Đường này là hiệu của hai đường trung bình động hàm mũ (EMA), thường là EMA 13 và EMA
• Đường tín hiệu: là đường EMA của đường MACD (thường là EMA 9 của MACD). Sử dụng kết hợp phân tích đường tín hiệu với đường MACD có thể giúp phát hiện các điểm đảo chiều tiềm năng hoặc các điểm vào và điểm ra thị trường dựa trên các tín hiệu giao cắt.
• Histogram (biểu đồ tần suất): Histogram (hay còn gọi là biểu đồ tần suất) biểu diễn sự phân kỳ hoặc hội tụ của đường MACD và đường tín hiệu. Nói cách khác, Histogram được tính dựa trên sự chênh lệch giữa hai đường.
2. Nến Inside Bar:
Mô hình nến Inside Bar có cấu trúc như sau:
• Tất cả các nến con (Inside Bar) đều nằm trong phạm vi của nến mẹ. Nhìn tổng quan, mô hình trông như một người mẹ che chở cho đàn con, các thanh nến sau phải có đỉnh và đáy không được vượt qua đỉnh và đáy của nến mẹ.
• Nến mẹ có thể là nến tăng hoặc giảm và các thanh nến con cũng thế.
• Các nến “anh chị em” của nến con có thể vượt ra khỏi phạm vi của những nến con khác, nhưng không bao giờ vượt ra khỏi phạm vi của nến mẹ.
3. Hệ thống giao dịch kết hợp Inside Bar và MACD:
Chiến lược giao dịch này khá đơn giản, chúng ta có thể quan sát trên hình trên:
• Chờ cho các đường MACD và đường tín hiệu của nó giao cắt. Với giao cắt lên, chúng ta chờ để thực hiện các lệnh LONG và ngược lại.
• Nếu mô hình Inside Bar xuất hiện tại điểm giao cắt của MACD, chúng ta tiến hành đặt lệnh chờ.
• Với tín hiệu mua, chúng ta đặt lệnh chờ mua lên phía trên đỉnh của các nến con gần nhất.
• Với tín hiệu bán, chúng ta đặt lệnh chờ bán dưới đáy của các thanh nến con gần nhất.
• Điểm dừng lỗ - Nếu lệnh được kích hoạt, các điểm dừng lỗ phải được đặt dưới mức đáy của cây nến con thấp nhất trong trường hợp giao dịch là mua và trên mức đỉnh của cây nến con cao nhất trong trường hợp giao dịch là bán. Vì các điểm dừng lỗ khá chặt chẽ, tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận cho các giao dịch thường rất cao.
• Chiến lược này không có điểm thoát lệnh cụ thể, vì thế bạn nên chốt lời theo tỷ lệ R/R.
Nguồn: Forexstrategiesresources
Bạn chưa có tài khoản Forex sàn giao dịch chuẩn thì hãy mở lại theo Link: https://diendanforex.com/kinh-nghiem-dau-tu-forex/san-forex-cac-tieu-chi-danh-gia/mo-tai-khoan-forex-chi-tiet-nhat-2021.html