DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Giao dịch với MACD, cứu tài khoản khi bị thua lỗ

Giao_dịch_với_MACD_cứu_tài_khoản_khi_bị_thua_lỗ.jpeg

Đây là phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD

Tôi đặt tiêu đề như vậy cũng không quá đâu các bạn. Quả thật MACD sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những sự thua lỗ nặng nề, nếu để ý và biết sử dụng MACD đúng cách.

Bài viết hôm nay của tôi không như những kỳ trước, không thảo luận về cách làm sao chiến thắng với MACD. Bài hôm nay sẽ khác hơn, chúng ta sẽ bàn về cách làm sao để hạn chế thua lỗ với MACD.

Chủ đề này thoạt nghe có vẻ không được"hot". Vì đa số các Trader không thích thua lỗ, và chỉ muốn làm cách nào để ăn lời. Tư duy này nên thay đổi nếu bạn muốn sống lâu với nghề. Bởi lẽ, thua lỗ là một phần không thể thiếu trong thế giới trading.

Nói một ví dụ thực tế cuộc sống, bạn có nguồn thu thì bạn cũng có nguồn chi. Bạn làm lương tháng 20 triệu, thì cũng phải chi hết ít nhất 10 triệu (có khi còn hơn thế nhiều). Đâu thể nào chúng ta không mất tiền được. Mục đích thực tế nhất là làm sao càng chi ít càng tốt, dĩ nhiên là phải hợp lý.

Trading cũng giống như vậy, thua lỗ là chuyện đương nhiên, nhưng làm sao để thua lỗ càng ít càng tốt. Thì chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cái khía cạnh đó.

Có thật là MACD có thể giúp tôi giảm thua lỗ không?

Dĩ nhiên là thật, nhưng để xem trường hợp nào nữa.

Tôi sẽ lấy một ví dụ về giao dịch ngược chiều với hệ thống Bollinger Bands nhé. Giao dịch ngược chiều xu hướng giá là một kỹ thuật không phải dễ, tuy tôi đã có chia sẻ về chủ đề này nhưng không khuyến khích anh em mới vào nghề làm theo. Do đó, khi đã lầm lỡ đặt lệnh ngược xu hướng, ăn thì tốt, những bị âm lệnh thì làm thế nào?

ngược_chiều_với_hệ_thống_Bollinger_Bands.gif

Trước tiên ta phân tích một chút nhé, xu hướng hiện tại là tăng giá, hãy khoan nhìn vào MACD đã. Những Trader học được chiêu giao dịch đảo chiều với Bolliner Bands nhưng vẫn chưa hiểu hết bản chất sẽ khá vội vàng trong trường hợp này. Đầu tiên, là họ thấy cây nến (ngay mũi tên màu đỏ) rớt ra ngoài biên trên, cây nến đó lại có đuôi trên dài, cây nến có mũi tên đỏ thứ hai lại là một cây nến có đuôi thể hiện lực bán xuống. Và họ vội vàng cho đó là một setup SELL xuống mặc cho giá đang tăng. Họ đặt stoploss như hình.

Nhưng đây là kết quả:

một_setup_SELL_xuống.gif

Stoploss đã bị hit. Tại sao tôi làm đúng như The Blade nói là có một tín hiệu sơ khởi và một tín hiệu xác nhận là vào lệnh. Nhưng sao vẫn thất bại. Đó là vì cả hai tín hiệu của bạn chưa đủ mạnh, chưa đủ quyết liệt, chưa đủ rõ ràng, bạn vẫn chưa hiểu được bản chất của chuyển động giá.

Tại sao tôi không nói với các bạn đơn giản chỉ cần kết hợp indicator + mẫu hình nến = setup vào lệnh cho nhanh mà tôi phải nói dài dòng nào là sơ khởi, nào là xác nhận như vậy. Tôi vẫn muốn các bạn hiểu vai trò của indicator là gì, vai trò của chuyển động giá là gì. Nó thay thế cho nhanh được không? Hoàn toàn không. Cái nào phải có trước, cái nào phải đi sau. Đó là ý nghĩa của tâm pháp: lấy indicator làm tín hiệu sơ khởi, lấy chuyển động giá làm tín hiệu xác nhận.

Vậy tại sao trong setup này lại thua lỗ? Bạn có thấy xu hướng đang rất mạnh? Hai cây xanh dài cho thấy điều đó. Cây nến xanh rớt ra ngoài biên cũng là một cây nến xanh. Liệu cây nến đó có đủ tiêu chuẩn để làm tín hiệu sơ khởi. Đuôi không dài, lại mang màu xanh, vậy lực giảm không rõ ràng. Thứ hai, tín hiệu xác nhận bằng cây nến đỏ (ngay mũi tên thứ hai) cũng không cho thấy lực giảm rõ ràng. Lực giảm quá nhỏ so với lực tăng từ hai cây nến xanh kia. Vậy cả hai tín hiệu đều không rõ ràng. Trong trường hợp này nếu ai xem xét kỹ sẽ bỏ qua setup SELL. Chúng ta chỉ xem xét BUY ở đây.

Đó là về bản thân tín hiệu đó. Bây giờ, giả sử bạn vẫn còn chưa hiểu ra mình đã sai chỗ nào thì hãy nhìn xuống MACD. Để tôi post lại tấm hình cho dễ nhìn.

xem_xét_kỹ_sẽ_bỏ_qua_setup_SELL.gif

Bạn có thấy MACD có dấu hiệu gì là giảm không? Do đó, đó đi ngược với MACD là vô cùng rủi ro. Vì bạn biết đó, MACD sẽ báo hiệu đảo chiều trước giá bằng tín hiệu phân kỳ. Giá vẫn tăng, nhưng MACD mang hơi hướng giảm, thì đó là tín hiệu cho ta thấy đi ngược chiều trend bây giờ là hợp lý.

Vậy trong trường hợp này, thấy MACD tăng mạnh như vậy thì tốt nhất không nên SELL. Ai để ý được MACD thì coi như đã được cứu khỏi setup này.

Giao dịch theo Trend bị thua lỗ, MACD có gỡ lại được không

Cứu được luôn. MACD không chỉ cứu được những setup đảo chiều mà những setup thuận theo trend bị dính ngay đỉnh, đáy, MACD đều biết trước. Bởi vậy mới có hội MACD chứ.

Bạn là một trader chỉ thích giao dịch theo xu hướng, khi xu hướng tăng, bạn chỉ BUY và BUY. Khi xu hướng giảm, bạn chỉ SELL và SELL. Nhưng cũng lắm lúc bạn BUY ngay đỉnh và SELL ngay đáy, dĩ nhiên thua lỗ nặng nề, hơn cả các bác chơi ngược chiều. Làm sao để hạn chế được những setup như vậy? Tiếp tục nhìn hình:

ngay_đỉnh_và_SELL_ngay_đáy.gif

Theo như hình, bạn sẽ BUY ngay cây nến xanh vì nó thể hiện lực tăng sau hai cây giảm bất thành và chẳng cần xem xét thị trường như thế nào.

Và đây là kết quả - BUY ngay đỉnh.

BUY_ngay_đỉnh.gif

Tại sao bạn làm đúng theo price action mà vẫn bị sai

Nhìn xuống MACD, chúng ta phân tích thử: trong qua khứ, MACD tăng dần từ dưới 0 cho đến bây giờ là điểm cao nhất.

MACD là cũng là một công cụ chỉ báo quá mua quá bán rất tốt, tuy nó không có các mức cụ thể như RSI (30 - 70) hay Stochastich (20-80) nhưng ta cũng có thể xác định sự quá mua quá bán qua màu sắc và sự tăng giảm của MACD.

Cụ thể, ngay cây bạn vào lệnh thì trước đó MACD tăng cao tương đương với những cây kế và đổi màu đỏ. Điều này cho thấy có một bộ phận trader đã chốt lời bằng cách SELL làm yếu đi xu hướng tăng. Tuy nhiên, lực bán vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhất định lực tăng đã yếu. Sang cây số 1 và cây kế tiếp, lực tăng đã quay trở lại, MACD cũng tăng lên, yên tâm, ngủ ngon.

Theo dõi liên tục nhé, chúng ta đang đi theo chuyển động giá. Hai cây tiếp theo lại là cây nến giảm, tuy nhiên lực nến giảm không đáng kể, MACD cũng tăng dần, nên không qua tâm.

Cây số 2 xuất hiện với lực giảm khá mạnh và đóng cửa thấp hơn cả cây nến tăng gần nhất, lực bán bây giờ có lẽ đã cân bằng với lực mua (thậm chí nhỉn hơn 1 chút), lúc này ta nên e dè về lực mua của thị trường. (tín hiệu số 1)

Nhìn xuống MACD thì thấy MACD chững lại, không tăng, hơn nữa lại đổi màu. (Lực mua bị đang bị triệt tiêu bởi lực bán). (tín hiệu số 2)

Cắt lệnh ngay tại cây số 2. Nếu chốt ở cây số 2, ta chỉ lỗ 1 chút (không đáng kể).

Đó là cách chúng ta theo dõi và phân tích một lệnh đang hiện diện trên thị trường.

Vẫn còn vài trường hợp cần nói nữa, nhưng bài viết dài rồi. Hẹn anh em kỳ sau nhé.

Trước khi kết thúc, tôi nhắc lại thêm một quy tắc nữa cần phải được nhớ. Chúng ta không chỉ phân tích kỹ trước khi vào lệnh mà còn phải liên tục xem xét và phân tích những gì đang diễn ra với lệnh giao dịch của mình để hạn chế thua lỗ.

 

Theo luckscout

 

>>> Bạn  chưa có tài khoản Forex sàn chuẩn hãy đăng ký theo hướng dẫn:

https://diendanforex.com/kinh-nghiem-dau-tu-forex/san-forex-cac-tieu-chi-danh-gia/mo-tai-khoan-forex-chi-tiet-nhat-2021.html

 

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2