Sự kết hợp giữa mô hình nến với đường xu hướng là một trong những cách kết hợp cổ điển và tối giản trong giao dịch những vẫn rất hiệu quả. Đây là một trong những phương thức giao dịch yêu thích của các price action trader.
Bài viết này chúng tôi chia sẻ 4 ví dụ giao dịch dựa vào sự kết hợp đường xu hướng với các mô hình nến rất cơ bản như engulfing, harami, morning/evening star, hammer... để Trader giao dịch theo xu hướng, breakout, đảo chiều trong các bối cảnh khác nhau của thị trường.
Ví dụ 1: Mô hình nến engulfing tăng giá kết hợp đường xu hướng tăng hoạt động như ngưỡng hỗ trợ
Các bạn nhìn vào hình bên dưới:
Có 2 đáy được hình thành thể hiện thị trường nằm trong xu hướng tăng
2 mô hình engulfing tăng giá này được hình thành khi thị trường được đẩy lên để hình thành đỉnh cao mới. Tuy nhiên 2 mô hình này lại không thích hợp để chúng ta vào lệnh vì ở những vùng giá này khả năng cao thị trường sẽ có sự điều chỉnh do những trader giao dịch theo xu hướng có thể chốt bớt lợi nhuận.
Mô hình engulfing này phù hợp để chúng ta mở lệnh giao dịch hơn. Nó được hình thành vào cuối cú pullack kết hợp với sự hỗ trợ từ đường đường xu hướng. Tín hiệu này như xác nhận cho việc người mua lại tham gia giao dịch.
Ví dụ 2: Nến Harami tăng giá với đường xu hướng
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
2 đáy này dược sử dụng để vẽ đường xu hướng tăng.
4 nến giảm liên tiếp kém theo một đợt đẩy giá xuống mạnh sau đó tạo ra kỳ vọng thị trường tiếp tục giảm giá mạnh và khả năng đường xu hướng tăng sẽ không giữ được giá.
Tuy nhiên sau đó, mô hình nến Harami tăng giá xuất hiện đã cho tín hiệu ngược lại. Hơn nữa nến này được hình thành với phạm vi nhỏ, cho thấy đây là cơ hội giao dịch có rủi ro thấp.
Ví dụ 3: Mô hình nến Hammer kết hợp với đường xu hướng
Các bạn nhìn vào hình bên dưới:
Khoảng trống giá giảm không được lấp đầy trong nhiều tuần.
Sau khoảng gap này, giá hình thành 2 đáy và chúng ta có thể vẽ một đường đường xu hướng tăng giá từ đó.
Sau đó, giá lấp đầy khoảng gap, thị trường cũng điều chỉnh giảm giá sau đó và kiểm tra lại đường xu hướng tăng. Khi tiếp cận với đường đường xu hướng, thị trường đã hình thành nến hammer phản ứng với đường xu hướng . Tại nên hammer này đã hình thành một khoảng gap nhỏ và được xem như một ngưỡng hỗ trợ.
Đối với tín hiệu giao dịch ở mô hình nến hammer này có thể khiến chúng ta do dự vì khoảng gap (đề cập ở số 1) hoạt động như ngưỡng kháng cự. Vậy nên chúng ta có thể chờ tín hiệu khác để giao dịch. Và sau đó đã xuất hiện mô hình nến Belt Hold tăng giá, đây là mô hình nến mà ta có thể tham gia giao dịch.
Ví dụ 4: 2 đường xu hướng đối lập
Đôi khi bạn sẽ gặp phải trường hợp 2 đường đường xu hướng đối lập nhau và giống như đang hình thành mô hình tam giác vậy. Như hình bên dưới:
Chúng ta sử dụng 2 đỉnh này để vẽ đường đường xu hướng giảm.
2 đáy này để vẽ đường đường xu hướngtăng.
Sự kết hợp của 2 mô hình morning star và evening star rất đáng để chúng ta chú ý. Nó làm nổi bật nên sự căng thẳng của thị trường trước thời điểm phá vỡ mô hình tam giác.
Thị trường phá vỡ khỏi đường đường xu hướng giảm giá và sau đó kiểm tra lại đỉnh của xu hướng giảm. Nhưng không phá được đỉnh này, thị trường bị đẩy ngược xuống và quay trở lại xu hướng giảm.
Sau khi phá vỡ đường xu hướng tăng, giá quay ngược lại kiểm tra đường xu hướng tăng và hình thành mô hình evening star. Nhưng rõ ràng mô hình này không nên giao dịch vì khi hoàn thành mô hình thị trường đã hình thành một khoảng gap rất lớn khiến cho rủi ro của chiến lược này tăng cao.
4 ví dụ cho thấy rằng chỉ cần bạn nắm được cách vẽ đường xu hướng và phân tích hành động giá thì căn bản bạn không cần tới chỉ báo kỹ thuật vẫn có thể giao dịch ổn. Kỹ năng đọc hành động giá là kỹ năng quan trọng nếu Trader muốn áp dụng phương thức giao dịch này.
Hi vọng bài viết giúp các bạn hiểu hơn cách sử dụng đường xu hướng kết hợp với mô hình nến cũng như cách đọc hành động giá trong giao dịch.