Giao dịch theo Ichimoku góc nhìn Phương Tây. Chiến lược này rất phù hợp với Trader mới và những người ít thời gian. Rất dễ dùng với chỉ 3 bước, chiến lược này bên Nhật gọi là Tokyo Box, bên London gọi là Tokyo range break out.
Không như thị trường chứng khoán hoặc các thị trường khác có giờ mở cửa và đóng cửa trong ngày, trong thị trường Forex không có hướng đi nhất quán. Ví dụ, thị trường Tokyo có thể bullish với đồng Yen kéo cặp USD/JPY đi xuống suốt phiên Tokyo nhưng không có nghĩa phiên US sẽ đi theo hướng đó. Nó có thể thậm chí bullish hơn với USD và bearish với JPY. Khi đó, ngay khi phiên US mở, thị trường có thể đảo chiều. Điều này không chỉ đúng với USD/JPY. Nó cũng đúng với bất kỳ đồng tiền nào, có thể là EU, GU, EJ.
Chiến lược Trade buy stop - sell stop khi giá thoát khỏi Tokyo box
✔ Đánh dấu Tokyo box - phiên giao dịch Tokyo trong chart. Tokyo box là khoảng thời gian trong phiên giao dịch của Nhật, khi thị trường Tokyo mở cửa lúc 9h sáng đến khi đóng cửa lúc 15h chiều. 7h00-13h00 theo giờ Việt Nam. Lấy mức giá cao nhất và thấp nhất (không phải mức giá đóng cửa – mở cửa). Tốt nhất xem trên khung thời gian H1 – Tokyo box sẽ gồm 7 nến H1, từ nến 7h00 đến hết nến 13h00.
✔ Nếu giá vẫn trong box, đặt lệnh buy/sell stop hai đầu của box, cách cạnh trên hoặc dưới vài pip.
✔ Đặt stoploss ở cạnh ngược lại của box, hoặc đâu đó ở giữa box. Tùy theo biên độ của phiên.
Bên Nhật thì sử dụng phương pháp này với các cặp tiền XXX/JPY bên Âu thì chơi các cặp GBP/XXX, nên mình lấy ví dụ với cặp GBP/JPY.
Tại sao phương pháp này sử dụng các lệnh stop ? Theo giả thích của Kei, một Trader Nhật, là xu hướng của các Trader Nhật, đa số họ có cách tiếp cận theo hướng giao dịch ngược hướng, họ buy trong brearish trend và sell trong bullish trend, tất nhiên không phải tất cả đều giao dịch như thế. Đó cũng là lý do tại sao không có biến động lớn trong phiên Tokyo mặc dù nó là thị trường tài chính lớn thứ 3 thế giới.
Điều này còn tạo ra một lượng lớn stoploss đặt ngoài vùng Tokyo box. Khi các Trader giao dịch trong range, họ sẽ giữ các lệnh buy từ cạnh dưới và giữa các lệnh sell từ cạnh trên range. Do đó, sẽ có một lượng lớn stoploss tập trung ở ngay bên ngoài box, cả trên và dưới. Khi giá break out khỏi box, giá tiếp tục chạy không chỉ bởi có người đặt lệnh buy hoặc sell ở vùng giá đó, mà còn bởi có những người bị cut loss và giá tiếp tục đi tiếp. Đó là cơ chế cơ bản của range break.
Vậy ai là người sẽ săn các stoploss của phiên Tokyo? Câu trả lời rất đơn giản các Trader từ London. Nói riêng về Forex thì London chính là thị trường tài chính lớn nhất. Họ tìm các điểm đặt stoploss của các trader phiên Tokyo và ngay khi phiên London mở cửa, họ đi săn các stoploss này. Đó là lý do tại sao giá thường tiếp tục di chuyển khi thoát khỏi Tokyo box.
Một số lưu ý khi giao dịch chiến lược này:
✔ Hủy lệnh chờ khi 1 trong hai lệnh buy/sell stop khớp lệnh.
✔ Chiến lược này có hiệu quả với các cặp tiền nào: Với tất cả các cặp tiền nhưng hiệu quả nhất với các cặp có JPY.
✔ Xem thông tin cơ bản. Tránh giao dịch vào những thời điểm ra tin quan trọng liên quan đến các cặp tiền này. Những lúc này market sẽ di chuyển không theo quy luật nào.
✔ Xem lại history, nếu nó đúng trong 3 phiên trước thì xác xuất đúng trong phiên này sẽ cao hơn.
✔ Không nên giao dịch tokyo box khi biến động giá trong phiên tokyo quá lớn – có gì đó bất thường
✔ Trader có thể check lại history. Còn mức độ biến động thế nào là lớn thì tùy mỗi cặp tiền.
✔ Nên Trade breakout theo xu hướng. Chỉ đặt sell stop khi giá dưới mây và buy stop khi giá trên mây.
✔ Kết hợp các chỉ báo khác để tăng hiệu quả. Ví dụ kết hợp chiến lược pivot break phiên Âu.
✔ Chú ý nến break out, nếu giá tạp Pinbar ngay sau khi break cân nhắc thoát lệnh sớm.
✔ Đặt tỉ lệ risk - reward hợp lý.
Nói chung phương pháp giao dịch này khá đơn giản, cơ bản, nên kết hợp, nâng cấp thêm để tăng hiệu quả. Như mình sẽ kết hợp mây Kumo, chỉ đặt sell stop khi giá dưới mây, buy stop khi giá trên mây để đi theo Trend. Chúc toàn thể Trader áp dụng thành công theo những gì chúng tôi chia sẻ.