RSI nâng cao trong phần đầu tiên đã giới thiệu cho Trader về hai ứng dụng của chỉ báo Relative strengh index - RSI gồm đường xu hướng và mô hình phá ngưỡng. Trong phần tiếp RSI nâng cao theo này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng còn lại để hoàn thiện pp theo chỉ báo RSI nhé:
1. Breakout và breakdown nâng cao
Ý tưởng về breakout và breakdown nâng cao hoạt động khá hiệu quả trên chỉ báo On baance volume - OBV. Và với RSI lô gic tương tự được áp dụng.
Breakout nâng cao xảy ra khi chỉ báo RSI tiếp cận mức đỉnh cũ nhưng giá thì chưa tiếp cận được mức cao tương ứng.
Đây là dấu hiệu sớm cho thấy khả năng giá di chuyển theo hướng của chỉ báo trong thời gian sắp tới. Ví dụ bên dưới minh họa cho điều này:
Đầu tiên RSI đã tiếp cận được mức đỉnh cũ, lúc này giá vẫn còn di chuyển phía dưới đường kháng cự tương ứng.
Sau đó RSI đã phá đỉnh cũ, và sau một đoạn nến, giá cũng đã làm điều tương tự.
Đối với trường hợp breakdown chúng ta cũng lập luận tương tự. Khi RSI tiếp cận đáy cũ mà giá chưa làm được điều tương tự thì đó là dấu hiệu sơm cho thấy khả năng giá sẽ di chuyển theo hướng của chỉ báo và breakdown xuống phía dưới.
2. Vai trò của đường trung tâm RSI
Với chỉ báo RSI đường trung tâm, tức đường 50 đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định hướng đi của giá. Trader thường thấy RSI giữ vững trên mức 50 trong giai đoạn giá tăng, ngược lại trong giai đoạn giá giảm đường 50 đóng vai trò như một mức kháng cự rất mạnh.
Tuy nhiên, Trader có thể bị rối bởi những dao động lên xuống của giá và tốt hơn, hãy tham khảo khung thời gian cao hơn.
Trong hình minh họa, hai vùng được đánh dấu đầu tiên tượng trưng cho hai giai đoạn có mức tăng cực mạnh của thị trường, đường 50 đóng vai trò là mức cản khá vững chắc. Hai vùng được đánh dấu sau cùng là hai giai đoạn thị trường giảm mạnh, đường 50 đóng vai trò là mức kháng cự khá vững.
3. Các Failure swing
Ứng dụng cao cấp cuối cùng muốn giới thiệu đến Trader chính là failure swing, hiểu ngắn gọn đó là khi giá không thể tiếp tục xu hướng của nó. Về cơ bản một failure swing xuất hiện khi RSI đi vào vùng quá mua / bán sau đó quay trở lại vùng trung tính.
RSI ban đầu tiến vào vùng quá bán sau đó bị đẩy ngược lại vùng trung tính và không thể tiếp tục quay trở lại vùng quá bán. Chúng ta có thể thấy phân kỳ tăng được hình thành, vào lênh khi mức đỉnh liền trước của RSI bị phá vỡ.
Ví dụ tiếp theo này cho thấy một Bearish failure swing. RSI tiến vào vùng quá mua sau đó tạo đỉnh và quay trở lại vùng trung tính, tạo đáy và không thể quay trở lại vùng overbought. Phân kỳ giảm xuất hiện, Trader nên cân nhắc lệnh bán khi RSI phá đáy liền trước.
Lời kết về chỉ báo RSI
Cũng giống như những chỉ báo kỹ thuật khác, những tín hiệu mà Rsi mang lại đều có xác suất, người sử dụng nên thực tập thật nhiều với nó để dần hiểu sâu về cách chúng phản ứng với giá, từ đó có nhận định về độ tin cậy của từng tín hiệu. Hãy theo dõi thị trường thật là kỹ, luyện tập giao dịch trên tài khoản demo để hiểu hơn về phương pháp, sau đó mới được áp dụng vào các tài khoản Live. Chúc Trader thành công hơn khi áp dụng chỉ báo RSI.
DiendanForex
Nguồn: ELM