Giao dịch theo đa khung thời gian chắc hẳn rất ít Trader áp dụng vào giao dịch, bởi lý do không phải ai cũng giao dịch được nhiều khung. Cơ bản mọi người muốn tập chung phân tích 1 khung nào đó để hiểu về biến động. Bài chia sẻ này hướng dẫn Trader giao dịch theo đa khung thời gian, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn khi bạn trade 1 khung nhé:
Giao dịch đa khung thời gian: 1 sai lầm lớn
Anh em có mắc phải sai lầm lớn này khi giao dịch đa khung?
Nguyên tắc: không phân tích các khung cách quá xa so với khung chính đang giao dịch.
Ví dụ bạn Trade khung chính là D1, thì không được phân tích các khung cách quá xa như MN1 (tháng), hay M1 (1 phút), M30 (30 phút). Các khung hợp lý để phân tích là W1 (tuần), H4 (4 giờ) hoặc H1 (1 giờ).
Đơn giản vì các khung cách quá xa như vậy sẽ không có ý nghĩa và không có giá trị khi phân tích chỉ tổ tốn công.
Cách phân tích đa khung thời gian chuyên nghiệp
Cách giao dịch đa khung này mình được chia sẻ lại bởi 2 Trader chuyên nghiệp: Adam Grimes và Ts. Alexander Elder.
Adam Grimes là Price Action trader chuyên nghiệp sử dụng đa khung, Ts. Alexander Elder thì có hệ thống triple screens (ba màn hình) huyền thoại. Cả 2 đều kiếm được hàng triệu đô la lợi nhuận từ phương pháp của mình.
Nguyên tắc: Chỉ sử dụng các khung thời gian lớn hơn x4 lần hoặc x6 lần so với khung thời gian chính.
Ví dụ: khung chính giao dịch là H1, thì khung lớn hơn để phân tích là H4 hoặc H6, hoặc giữa 2 khung này
Ví dụ: khung chính là M5, thì khung lớn hơn để phân tích nằm trong khoảng M20 đến M30.
Giao dịch đa khung thời gian tỷ lệ thắng cao
Hãy nhớ rằng: khung thời gian chính để Trade đang có xu hướng tăng không có nghĩa là khung lớn hơn cũng có xu hướng tăng.
Luôn có khả năng khung lớn hơn sẽ ngược xu hướng với khung chính. Nên để tăng xác suất thắng, cách dễ nhất là chỉ giao dịch khi khung lớn thuận xu hướng với khung chính.
Ví dụ: EUR/NZD H4 (khung chính) đang ở xu hướng giảm:
EUR/NZD D1 (khung phụ) cũng đang ở xu hướng giảm:
Như vậy xác suất thắng khi sell EN sẽ cao hơn.
Giao dịch đa khung thời gian điểm đảo chiều chính xác
Giá sẽ có khả năng đảo chiều cao hơn nhiều khi vùng hỗ trợ/kháng cự trên khung chính trùng với 1 vùng giá trị trên khung lớn.
Vùng giá trị cũng chính là hỗ trợ/kháng cự, đường MA, đường xu hướng, mức Fibonacci, vv
Ví dụ: USD/CNH H4 (khung chính):
Ta thấy giá có sự từ chối tại vùng kháng cự
USD/CNH D1 (khung phụ):
Vùng kháng cự đó cũng chính là đường MA 20 trên D1, nên xác suất đảo chiều giảm tại đó rất cao.