1. Kháng cự, hỗ trợ:
Mỗi một lần giá tạo thành một cột giá hoàn chỉnh và đảo chiều, đó chính là kháng cự và hỗ trợ mới nhất tại thời điểm đó.
2. Break out:
Break out là hiện tượng phá phá khỏi các vùng kháng cự, hỗ trợ. Với P&F thì cách đánh phổ biến nhất chính là Break out, các mô hình giá sau này cũng dựa trên hình thức này.
Như trên hình trên, chúng ta có thể thấy được các mức kháng cự và hỗ trợ cũng như cách mà giá break-out theo xu hướng.
Vậy với cách đánh dài hạn theo P&F, chúng ta có thể kill thị trường bằng cách nhồi lệnh theo xu hướng mỗi khi giá phá khỏi các mức kháng cự, hỗ trợ hình thành trước đó. Đặc biệt, P&F chart rất hữu dụng với các thị trường hàng hóa.
3.Trend Lines:
Với các đồ thị nến, việc kẻ trend lines nhiều khi gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối vì chúng ta nhiều khi cũng không biết nên kẻ như thế nào cho đúng, mỗi người một cách kẻ - vì thế nên chúng ta có thể gọi Trend lines là một công cụ mang tính "Chủ quan".
Với đồ thị P&F, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một loại trend, đó chính là Đường trend "Khách quan" 45° - 45° Objective trend lines.
Tại sao lại là 45°? Như các bạn đã biết, đồ thị P&F là 1 đồ thị mang tính đối xứng với các ô vuông. và các ô vuông đó lại nằm trong một ô vuông lớn. Nếu coi điểm xuất phát là ở đáy của ô vuông lớn đó, thì đường trend line 45° chia đồ thị thành 2 phần bằng nhau, trong đó:
Nửa trên đại diện cho tính chất "Đầu bò" của thị trường: Ngu ngốc, dễ bị các nhà đầu tư lừa.
Nửa dưới đại diện cho tính chất "Đầu gấu" của thị trường: Cái từ "đầu gấu" có lẽ không cần miêu tả nữa, đó là tàn bạo, là bóc lột, lột nhà đầu tư đến mức "Ngậm sắn".
Tại sao lại 45°? Còn một đặc điểm nữa của đường trend line này, đó chính là "Sức mạnh" của xu hướng.
Để ý ở hình ví dụ trên, giả sử chúng ta đang ở trong một thị trường tăng và các cột giảm chỉ là 3 Ô (Số Ô tối thiểu để hình thành nên 1 cột giá). Vậy thì, để tồn tại được ở phía trên đường trend line 45° này thì ít nhất, thị trường phải di chuyển được ít nhất 5 Ô Xs (Hình bên phải). Còn nếu chỉ tăng trưởng được 4 ô thôi, lập tức xuống dưới "chơi với gấu" (Như chỗ bôi vàng) ở hình bên trái.
Một thị trường mà giá cứ tăng lên 5, giảm chỉ giảm 3 thì có phải là một thị trường "muôn đời thịnh" đúng không ạ?
Tại sao lại khách quan? Khách quan ở đây chính là đường trend được hình thành ngay khi có sự vi phạm vào đường trend trước đó mà không cần chờ đỉnh hay đáy mới được hình thành.
Đường trend giảm hình thành ngay sau khi đường trend tăng bị phá vỡ
Bài viết cũng đã khá dài, cùng với việc tự mình chuẩn bị tất cả các tư liệu nên cũng khá mất thời gian nên bài viết có đến với Trader thường khá trễ, mong được thông cảm.
➤ Bạn chưa có tài khoản Forex sàn ICMarkets hãy mở theo hướng dẫn: