Đám mây Ichimoku (一目の均衡表, Nhất Mục Bình Hành Biểu) là một phương pháp phân tích kỹ thuật thường được gọi tắt là Ichimoku (Nhất Mục). Phương pháp này được phát triển dựa trên biểu đồ hình nến của Nhật Bản để dự đoán biến động giá trong tương lai.
Chỉ đến khi bước vào những năm 1960, Ichimoku mới được công chúng chú ý đến khi một nhà báo Nhật Bản có tên là Ichimoku Sanjin (一目山人,Nhất Mục Sơn Nhân), còn được gọi là Goichi Hosoda (悟一細田,Ngộ Nhất Tế Điền), công bố ra công chúng sau ba thập kỷ mày mò hoàn thiện. Nguyên lý đằng sau Chiến lược đám mây Ichimoku là sử dụng phương pháp phân tích xu hướng dựa trên đường trung bình động để chỉ ra vị trí mà một cổ phiếu nào đó có khả năng hướng tới tiếp theo.
Ngoài hành động giá, Ichimoku còn sử dụng yếu tố thời gian và bởi vì có rất nhiều điểm dữ liệu được sử dụng nên phương pháp này thường cung cấp bức tranh toàn cảnh ràng hơn với biểu đồ nến Nhật Bản.
Nguyên lý hoạt động của chiến lược đám mây Ichimoku
Đám mây Ichimoku được thiết kế để xác định hướng và động lượng nhằm giúp các trader đưa ra quyết định mua và bán dễ dàng hơn. Phương pháp này sử dụng năm chỉ báo, vào mỗi chỉ báo tương ứng với các mốc thời gian khác nhau.
Đám mây, còn được gọi là Kumo (雲,Vân) chính là thứ đập vào mắt các trader ngay lập tức vì đây là thứ đáng chú ý nhất trong năm chỉ báo. Khi giá đang nằm bên trên đám mây, thị trường có xu hướng tăng. Và khi giá giảm xuống dưới đám mây, thị trường có xu hướng giảm. Khi diễn biến giá hòa quyện vào trong đám mây, xu hướng nhìn chung sẽ đi ngang hoặc không đổi. Nhưng làm thế nào để bạn biết được khi nào xu hướng đang tăng hoặc giảm mạnh?
Đường dẫn đầu nhịp A (Đường dẫn A)
Chỉ báo hoặc đường chỉ báo tiếp theo cần chú ý là Đường dẫn đầu nhịp A (gọi tắt là Đường dẫn A), hay theo nguyên bản tiếng Nhật được gọi là Senkou Span 1(先行スパン1, Đệ Nhất Tiên Hành Tuyến). Khi giá cổ phiếu tăng lên trên Đường dẫn A, đường nằm bên trên sẽ đóng vai trò là đường hỗ trợ trong khi đường nằm bên dưới sẽ đóng vai trò là đường hỗ trợ thứ hai.
Đường dẫn đầu nhịp B (Đường dẫn B) Ở rìa bên kia của Đám mây là Đường dẫn B, hay theo nguyên bản tiếng Nhật được gọi là Senkou Span 2(先行スパン2,Đệ Nhị Tiên Hành Tuyến).
Khi đường dẫn A tăng vượt lên trên Đường dẫn B, xu hướng tăng lúc đó đang mạnh. Trên biểu đồ kỹ thuật, hiện tượng này sẽ tạo ra một vùng đám mây màu xanh. Ngược lại, khi Đường dẫn giảm xuống dưới Đường dẫn A,xu hướng giảm lúc đó đang mạnh.Nói Một Cách khái quát, hiện tượng này được thể hiện bằng một đám mây màu đỏ.
Nhưng làm thế nào để sử dụng các Đường dẫn A và Đường dẫn B nhằm xác định mức kháng cự và hỗ trợ?
Cách xác định mức kháng cự và hỗ trợ
Vùng đám mây hình thành từ các đường dẫn A&B biểu thị cho mức giá vẽ trước 26 ngày so với hành động giá gần đây nhất. Vì vậy, bạn sẽ có thể nhanh chóng xác định các vị trí có khả năng trở thành ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo đám mây Ichimoku Theo định nghĩa, đám mây là khu vực nằm giữa các Đường dẫn A và B, hay còn được gọi là Senkou Span A và Senkou Span B. Cả đườn hỗ trợ và kháng cự hiện tại cũng như các đường hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong tương lai đều được xác định bằng đường biên của đám mây. Khi giá thay đổi, đám mây hoặc Kumo sẽ thay đổi độ cao và hình dạng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các mức hỗ trợ và kháng cự. Giá biến động càng mạnh thì các đám mây sẽ càng dày hơn, từ đó tạo ra các mức kháng cự và hỗ trợ mạnh hơn, trong khi đó chiều cao của đám mây biểu thị cho mức độ biến động giá. Khi các đám mây trở nên mỏng dần, các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được đánh giá là bị suy yếu. Vào những thời điểm như thế, giới trader thường tin rằng giá có thể đâm xuyên qua các mức đó dễ dàng hơn.
Chỉ Báo Tăng Giá
Tóm lại, khi Đường dẫn A tăng lên bên trên Đường dẫn B thì xu hướng chung là theo chiều tăng.
Chỉ Báo Giảm Giá
Và khi Đường dẫn A giảm xuống bên dưới Đường dẫn thì xu hướng chung là theo chiều giảm.
Xu hướng đảo ngược Khi các Đường dẫn A và B hoán chuyển vị trí, dẫn đến tình huống đám mây Ichimoku bị xoắn lại, biểu đồ giá có thể sẽ đảo ngược xu hướng.
Giải thích về đám mây Ichimoku:
Cách xác định xu hướng mạnh Góc của đám mây có thể sẽ hữu ích trong việc đánh giá sức mạnh của xu hướng. Khi đám mây tăng lên theo một góc dốc đứng, hiển nhiên xu hướng tăng khi đó rất mạnh. Và khi đám mây giảm xuống thấp hơn theo một góc dốc đứng, chắc chắn thị trường đang có xu hướng giảm giá mạnh. Đôi khi, những đám mây sẽ hình thành sau diễn biến giá và chúng được gọi là bóng Kumo.
Tín hiệu Mua & Bán
Tín hiệu mua xuất hiện khi đường chuyển động trễ màu xanh lá cây,còn được gọi là đường Chikou (遅行線,Trì Hành Tuyến), tăng từ bên dưới hànhđộng giá để vượt lên trên.Tín hiệu bán xuất hiện khi đường Chikou (đường màu xanh lá cây)cắt xuống bên dưới hành động giá.
Năm đường Ichimoku
• Tenkan Sen (転換線, Chuyển Hoán Tuyến) – Đường Chuyển Hoán
• Kijun Sen (基準線, Cơ Chuẩn Tuyến) – Đường Chuẩn
• Chikou Span (遅行線,Trì Hành Tuyến) – Đường Trễ
• Senkou Span A (先行スパン1, Đệ Nhất Tiên Hành Tuyến) – Đường dẫn A
• Senkou Span B (先行スパン 2, Đệ Nhị Tiên Hành Tuyến ) – Đường dẫn A
Bài viết đã đề cập đến một vài đường trong số này nhưng quý độc giả hãy cùng tìm hiểu thêm những đường còn lại qua phần bên dưới.
Tenkan Sen (転換線, Chuyển Hoán Tuyến) – Đường Chuyển Hoán
Tenkan Sen (Đường Chuyển Hoán) là đại lượng đo mức trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 9 kỳ trước đó. Đây không phải là một đường trung bình động đơn giản trong 9 kì liền trước như một số trader lầm tưởng.
Nguyên lý đằng sau phép đo Tenkan Sen là giá đóng cửa trung bình trong một khoảng thời gian nào đó sẽ ít có giá trị hơn phép đo trung bình của các điểm giá tại hai vùng cực trị. Thông qua phép đo này, khái niệm trạng thái cân bằng (equilibrium) cũng được đưa vào thực tiễn cho các trader kỹ thuật khi sử dụng chiến lược Ichimoku.
Khi so sánh Tenkan Sen với đường trung bình động đơn giản cùng chu kỳ, Tenkan Sen sẽ hiển thị các điểm giữa và điểm bị làm phẳng, vốn biểu thị cho hành động giá không xu hướng trong 9 kỳ trước đó.
Tenkan Sen cũng có thể đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Trong khi hành động giá xuyên thủng xuống dưới đường trung bình động đơn giản, từ đó kích hoạt tín hiệu sai, thì Tenkan Sen lại biểu thị các mức hỗ trợ tốt hơn. Để xác định động lượng, bạn có thể xét góc đi lên hoặc đi xuống. Góc đi lên càng dựng đứng bao nhiêu thì sẽ báo hiệu động lượng theo chiều tăng càng mạnh bấy nhiêu trong khi góc đi xuống càng dốc thì cho thấy động lượng theo chiều giảm càng mạnh.
Tenkan Sen chính xác đến mức nào?
Bởi vì Tenkan Sen là một chỉ báo giá trong khoảng thời gian ngắn hơn, nên đường này có xu hướng kém chính xác hơn Kijun Sen, vốn được tính toán từ mức giá của 26 kỳ. Nhưng Đường Chuyển Hoán sẽ cung cấp cho trader một dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng xu hướng có thể đang sắp thay đổi.
Kijun Sen (基準線, Cơ Chuẩn Tuyến)
Đường Chuẩn Tương tự như Tenkan Sen, Kijun Sen (Đường Chuẩn) là thước đo trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất, mặc dù phép tính này là trong khoảng thời gian dài hơn,cụ thể là 26 kì với chỉ 9 kì trong Tenkan Sen.
Đường Chuẩn thường được xem là chính xác hơn vì các điểm dữ liệu trải rộng trong một khoảng thời gian dài hơn. Để tìm ra hướng di chuyển của xu hướng giá, bạn chỉ cần nhìn vào hướng của Kijun Sen. Khi giá tăng lên trên mức đỉnh gần nhất hoặc giảm xuống dưới mức đáy gần nhất, Kijun Sen sẽ di chuyển lên xuống tương ứng để báo hiệu xu hướng giá tăng hoặc giá giảm. Đường Chuẩn này cũng có thể đóng vai trò như một mức hỗ trợ theo chiều giảm và mức kháng cự theo chiều tăng.
Có một số trader coi Kijun Sen giống như một thỏi nam châm, như vậy khi giá tăng lên trên hoặc xuống dưới đường này quá nhanh thì giá thường sẽ bị hút trở lại gần Đường Chuẩn. Để đưa ra quyết định mua và bán, giới trader thường sẽ xem Kijun Sen như một công cụ dò tín hiệu. Tín hiệu Mua mạnh xuất hiện khi hành động giá tăng lên bên trên Kijun Sen, khi đó đường này nằm bên trên đám mây. Tương tự, tín hiệu Bán mạnh được kích hoạt khi giá giảm xuống dưới Kijun Sen khi đường này nằm ở dưới đám mây.
Chikou Span (遅行線, Trì Hành Tuyến) – Đường trễ
Đường trễ Chikou thoạt nhìn có vẻ khó hiểu vì giá đóng cửa hiện tại đã bị dịch chuyển ngược lại 26 kỳ. Vậy tại sao nhà báo Ichimoku lại sáng tạo ra một thứ như vậy? Câu trả lời là đường Chikou này sẽ cho phép bạn nhanh chóng hình dung hành động giá hiện tại so với hànhđộng giá 26 kỳ liền trước. Khi so sánh như vậy, bạn sẽ có thể nhanh chóng nhìn thấy xu hướng giá hiện tại.Khi giá Hiện Tại Cao Hơn Giá Trong Quá Khứ,xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng.
Ngược lại, nếu mức giá hiện tại thấp hơn mức giá 26 kỳ liền trước thì điều đó sẽ cho thấy rằng hành động giá có khả năng sẽ giảm xuống. Chikou Span cũng có thể đóng vai trò như các mức hỗ trợ và kháng cự.
Kết luận về đám mây Ichimoku
Chỉ báo phân tích kỹ thuật đám mây Ichimoku giúp tạo ra các tín hiệu mua và bán rõ ràng cho các nhà phân tích biểu đồ. Trước tiên, bạn cần phải làm quen với một số danh từ riêng như Tenkan Sen và Kijun Sen. Nhưng một khi đã quen thuộc với chúng, bạn sẽ có thể nhìn thấy các điểm vào lệnh và thoát lệnh rất rõ ràng. Tín hiệu mua là khi: giá tăng lên trên đám mây, đám mây chuyển sang màu xanh lá, giá tăng trên đường Kijun Sen 26 kỳ, hoặc đường Tenkan Sen ngắn hạn tăng lên trên đường Kijun Sen. Ngược lại, tín hiệu bán là khi: giá giảm xuống dưới đám mây, đám mây chuyển sang màu đỏ, giá giảm xuống dưới đường Kijun Sen 26 kỳ hoặc đường Tenkan Sen giảm xuống dưới đường Kijun Sen. Các sàn môi giới hàng đầu đều có cung cấp công cụ đám mây Ichimoku trên nền tảng vẽ biểu đồ nên bạn hoàn toàn có thể tìm thấy chỉ báo kỹ thuật này một cách rất dễ dàng.