Mô hình nến Evening Star là gì?
Evening Star là một trong những mẫu mô hình được hình thành từ 3 nến thay vì 1 nến hoặc 2 nến như nhiều mẫu nến Nhật bạn từng biết. Với cấu tạo gồm 1 nến Tăng lớn, 1 nến nhỏ (có thể là giảm hoặc tăng, màu sắc nến không quan trọng) và 1 nến Giảm lớn.
Mẫu nến Evening Star là một mẫu nến đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Mô hình sao hôm Evening Star khá giống với mô hình đứa trẻ bỏ rơi tại đỉnh, hay là phiên bản tiếp theo của mô hình Bearish Harami chúng tôi từng giới thiệu trước đó.
Đặc điểm của mô hình Evening Star
Sở dĩ có tên là sao ban chiều bởi chúng cũng tương tự như ngôi sao này vậy, sau 1 ngày nắng rực rỡ, tràn đầy ánh sáng, bắt đầu tới thời điểm xuất hiện những ngôi sao nhỏ cũng là lúc báo hiệu màn đêm dày đặc sắp chuẩn bị kéo xuống.
Vì thế, nhìn vào mô hình Evening Star bạn có thể thấy 1 số đặc điểm sau:
Nến thứ 1: là 1 nến tăng giá cỡ lớn.
Nến thứ 2: thường là 1 cây nên nhỏ tương đương với Doji hay nến con xoay spinning top, được người Nhật ví như là 1 ngôi sao. Chính nến này với thân ngắn, hoặc gần như là không có thân tựa tựa như các cây nến Doji, để kìm hãm đà tăng của phe mua, giúp cho phe mua và phe bán gần như cân bằng nhau.
Nến thứ 3: sẽ là 1 nến giảm giá cỡ lớn, có giá đóng cửa nằm trọn vẹn trong cây nến đầu tiền hoặc có độ dài ít nhất phải bằng ½ so với thân nến xanh tăng thứ 1. Để chứng tỏ phe bán đang tìm mọi cách áp đảo, giành quyền kiểm soát sau khi đã tạo ra được thế cân bằng giữa 2 bên từ cây nến thứ 2 trước đó.
Ngoài ra các Trader cũng lưu ý các điểm sau với mô hình sao Hôm Evening Star:
• Nến càng dài, lực đảo chiều càng lớn.
• Nếu hình thành một khoảng Gap giữa nến đầu tiên và nến thứ hai thì tỷ lệ đảo chiều càng mạnh.
• Hoặc có những khoảng Gap giữa nến thứ 2 và nến thứ 3 thì tỷ lệ đảo chiều cũng được củng cố, mạnh mẽ hơn.
• Nến ngày thứ ba giảm càng mạnh so với nến nến ngày đầu tiên, sự đảo chiều càng mạnh mẽ.
• Đặc biệt, ở mô hình sao hôm Evening Star bạn chỉ cần chú ý tới thân nến hơn là bóng nến.
Cách tìm điểm vào lệnh với mô hình sao Hôm Evening Star
Để giao dịch với mô hình sao hôm Evening Star này Trader nên kiên nhẫn chờ mô hình được hình thành. Chính vì thế, bạn có thể tìm điểm ENTRY vào lệnh ở ngay dưới cây nến thứ 3, sau khi nến này được hình thành và đặt cắt lỗ trên râu nến của cây thứ nhất 1-2 pip.
Cần lưu ý: trong quá trình giao dịch sẽ có 1 vài tình huống xảy ra như nến thứ 3 có thể gần bao trùm cả nến thứ nhất và nến thứ 2 với trường hợp này có thể xem là mô hình đảo chiều cực mạnh có mức rủi ro thấp như hình dưới đây:
Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp nến thứ 3 không bao trùm được 2 nến trước, có thân dài vừa phải thì khả năng rủi ro sẽ khá cao. Chúng tôi có nói trước đó, cây nến thứ 3 này là nến dùng để xác lập quyền áp đảo của phe mua với phe bán. Nếu thân nến thứ 3 ngắn, cho thấy phe bán không thực sự quá mạnh, bạn có thể quan sát thêm tín hiệu từ cây nến thứ 4 có phải là nến từ chối buy rồi mới vào lệnh sẽ an toàn hơn.
Ví dụ về nến sao hôm Evening Star
Cặp EUR/USD tại khung M5 Trader thấy cụm nến 1, nến 2, nến 3 được chúng tôi đánh số để bạn dễ nhìn chính là mô hình nến sao Hôm, đúng không? Thực tế, chiều dài của nến thứ 3 tuy không nhấn chìm được nến xanh số 1 nhưng với độ dài vượt quá 50% so với nến số 1 có thể thấy đây cũng là để báo hiệu sự đảo chiều mạnh mẽ sắp diễn ra. Và bạn thấy đó dù chỉ là khung M5 thôi nhưng EU đã giảm hơn 40 pip. Bạn đã hiểu sức mạnh của mô hình Evening star rồi chứ?
Các lưu ý khi sử dụng mô hình nến sao Hôm Evening Star
Như vậy mô hình nến Evening Star thực sự là mô hình đảo chiều vô cùng tuyệt vời nhưng điều này chỉ đúng khi nó xảy ra sau một xu hướng tăng giá.
Trader nên chờ mô hình được hình thành rồi mới bắt đầu giao dịch. Đặc biệt, nến thứ hai trong mẫu này phải là doji hoặc nến tăng nhỏ. Còn nến thứ ba trong mô hình Evening Star cần phải có thân nến gần bằng so với nến tăng. Hoặc tốt nhất là độ dài của nến thứ 3 đủ dài để nhấn chìm 2 nến đầu, đây chính là một tín hiệu giảm giá mạnh, bạn có thể sẵn sàng sell và chờ tiền rơi vào túi bạn!!!