Một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch phải kể đến đó chính là đường trung bình (Moving average). Tùy thuộc vào cách tính toán và chu kỳ mà chúng ra có nhiều loại đường trung bình khác nhau.
Trong bài viết này mình sẽ bật mí với Trader các bí kíp giúp việc giao dịch với đường MA hiệu quả hơn, cụ thể là đường SMA 200 (đường trung bình giản đơn với chu kỳ 200).
Tại sao là đường SMA 200, lý do rất đơn giản: có rất, rất nhiều những Trader để mắt và sử dụng SMA 200 làm một chỉ báo giao dịch, thế nên những tín hiệu mà SMA200 mang lại tương đối đáng tin cậy.
Giao dịch với đường SMA 200
Cách giao dịch với SMA thì chắc anh em cũng không còn xa lạ, tuy nhiên mình cũng xin nhắc lại, SMA thường cung cấp cho chúng ta hai tín hiệu: breakout và pullback.
Đối với breakout, Trader sẽ vào lệnh theo hướng mà giá phá thủng đường MA, lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là cần có một sự bức phá mạnh mẽ về giá.
Đối với phương pháp đảo chiều thì Trader sẽ sử dụng MA như một đường kháng cự - hỗ trợ động, vào lệnh khi giá chạm vùng MA.
MA là một công cụ phổ biến nhưng không có nghĩa là nó dễ dàng mang lại hiệu quả giao dịch. 5 bí mật được đề cập sau đây có thể sẽ giúp Trader đạt được điều đó!
5 bí kíp khi giao dịch với đường SMA 200
1. Chuyển động của giá đường SMA 200
Điều đầu tiên anh em cần lưu ý đó là đường SMA 200 trên chart đang sử dụng có được các Trader còn lại xem trọng hay không. Hãy thử nhìn lại quá khứ xem những hành động giá có khớp với những tín hiệu mà SMA đưa ra. Nếu câu trả lời là có, rất tốt, chúng ta sẽ sang bí kíp tiếp theo.
2. Sử dụng thêm chỉ báo về khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch là yếu tố cần được lưu ý khi giao dịch với đường SMA 200. Nếu khối lượng giao dịch tăng cao tại vùng tiếp xúc của giá và MA thì đó là dấu hiệu cho thấy một cú breakout tiềm năng. Và ngược lại, nếu khối lượng giao dịch thấp, điều này có nghĩa là áp lực mua/bán không còn mạnh nên giá sẽ có khả năng quay đầu theo hướng trước đó.
Lưu ý là khối lượng giao dịch cao hay thấp không phải là một dấu hiệu tốt hay xấu. Nó sẽ là bạn hoặc kẻ thù phụ thuộc vào phương pháp giao dịch của Trader.
3. Chỉ giao dịch breakout với MA khi có sự bùng nổ về khối lượng
Khối lượng giao dịch với đường SMA 200
Trong minh họa phía trên, khi khối lượng giao dịch không có sự thay đổi đáng kể, giá bị bật lại khi chạm đường MA. Tuy nhiên ở giao điểm tiếp theo, khối lượng giao dịch đã tăng mạnh so với trước đó đồng thời giá đã phá thủng đường MA báo hiệu một xu hướng tiềm năng mới.
4. Cơ hội cho Trader giao dịch pullback
Khi giao dịch breakout, nếu đoán đúng hướng hẳn là Trader có một trade với mức lợi nhuận khá tốt, tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ có 20% thời gian thì trường ở trong xu hướng. Vậy nên nếu Trader muốn có được lợi nhuận ổn định thì cần thiết phải hiểu được cách giao dịch trong 80% thời gian còn lại.
Điểm thú vị khi giao dịch kiểu pullback này đó là Trader sẽ có nhiều cơ hội hơn và điểm đặt dừng lỗ cho mỗi Trade khá gần nên tỷ lệ risk:reward mang lại tương đối tốt.
5. Sự kiên nhẫn khi giao dịch Breakout với SMA
Khi giao dịch breakout, Trader không nên nôn nóng vào lệnh mà cần chờ đợi sự xác nhận. Để hạn chế những breakout giả, hãy chú ý tới khối lượng giao dịch như đã được đề cập phía trên.
Breakout giả thường xuất hiện kèm với khối lượng giao dịch thấp
Trên đây là 5 bí kíp cho anh em giao dịch với SMA, hãy cố gắng tận dụng những điều này để giao dịch hiệu quả hơn. Chúc toàn thể Trader thành công.
Nguồn: Tradingsim
➤ Hướng dẫn mở tài khoản forex chuẩn nhất 2021
➤ Khóa học kỹ năng giao dịch forex tại Long An