Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể kéo dài đến năm 2035
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn nhiều bất đồng và Trung Quốc cần thêm thời gian để thực hiện thay đổi mà Mỹ yêu cầu.
Trung Quốc muốn Mỹ 'sửa sai' để tiếp tục đàm phán thương mại / Trung Quốc có thể phải tính toán lại quan hệ kinh tế với Mỹ
Trong một sự kiện do chính phủ Trung Quốc tổ chức hôm qua, Zhang Yansheng - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc cho rằng, trong vài năm tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiểm nghiệm các dự định chiến lược của nhau và sẽ dễ có đánh giá sai lầm, khiến việc đàm phán khó khăn.
Giai đoạn khó khăn nhất sẽ là 2021-2025, với nguy cơ xung đột trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ và tài chính. Từ 2026 đến 2035, Trung Quốc và Mỹ có thể chuyển hướng từ "đối đầu vô lý" sang "chấp nhận hợp tác".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ảnh: Reuters
Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo các kế hoạch 5 năm. 2035 là mốc họ muốn gia nhập các nước sáng tạo nhất thế giới, theo kế hoạch đặt ra bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017. Dù vậy, viễn cảnh nhanh chóng đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ đã mờ dần khi đàm phán đầu tháng này chững lại và Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hạn chế việc kinh doanh của các hãng công nghệ Trung Quốc.
Zhang cho biết, cuộc đàm phán bế tắc vì Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi ngay lập tức về cán cân thương mại, cải tổ cấu trúc và sửa đổi pháp lý. "Không cái nào có thể thực hiện trong ngắn hạn", ông nhận định. Zhang cho rằng hệ thống giám sát thực thi mà Mỹ yêu cầu nằm ngoài khả năng của Trung Quốc. Các đòi hỏi về thay đổi luật pháp là "quá cao" và Trung Quốc cần thời gian để nâng cao năng lực trên toàn quốc gia.
Cũng trong sự kiện, Li Yong - một nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Ngoại thương Trung Quốc cho biết hai nước đang "thiếu sự tin tưởng". Việc này sẽ khiến quan hệ kinh tế song phương xuống cấp.
Li cũng nhận định việc Mỹ đang làm với Trung Quốc hiện tại tương tự với Nhật Bản thập niên 80. Mỹ đang tạo ra "một bầu không khí chống lại Trung Quốc", như trong đàm phán thương mại với Nhật Bản khi đó, nhằm buộc nước này nhượng bộ.
XEM THÊM
● Khóa học hướng dẫn giao dịch Vàng
● Đầu tư Vàng, những cái bẫy của thị trường đã giết chết nhà đầu tư
CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DỖI MỌI THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ