Trượt giá là gì?
Trượt giá là một khoảng cách giữa giá phải trả và giá thực tế, còn được gọi là khoảng gap, khoảng gap lớn nhất ta thường thấy đó là xuất hiện đầu tuần, ta thường gọi nó là trượt giá - slippage.
Hiện tượng trượt giá thường hình thành khi thị trường có biến động giá mạnh, thiếu thanh khoản. Thời điểm cuối tuần, thông thường sẽ có những biến động chính trị bất ngờ xảy ra vào cuối tuần. làm cho thị trường ngay khi mở cửa sáng thứ 2, thị trường thiếu thanh khoản cộng với áp lực từ tin tức quá lớn đã hình thành khoảng gap này.
Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị cháy tài khoản. Có hàng ngàn trader trên thế giới gặp phải những trường hợp như trên. Và chắc chắn nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn nữa khi các bất ổn chính trị đang gia tăng ngày một nhiều trong những năm trở lại đây.
Sự ảnh hưởng của trượt giá không loại trừ một ai, không chỉ ảnh hưởng đến trader, các broker cũng chịu thiệt hại nặng nề.
Thông thường, slippage thường xảy ra trên thị trường chứng khoán, rất hiếm khi xảy ra trên thị trường ngoại hối. Do đó có rất nhiều nhà điều hành thị trường áp dụng chính sách không có trượt giá dành cho thị trường ngoại hối, điều này dẫn đến cho các nhà kinh doanh ngoại hối độ an toàn cao hơn trong quá trình giao dịch.
Có nên giao dịch với sàn trượt giá hay không?
Bạn không thể phòng tránh được slippage cũng như bạn không thể biết chắc những sự kiện chính trị trên thế giới xảy ra như thến nào, ví dụ như Trump sẽ phát biểu ra sao, chỉ trích hay ủng hộ ai.
Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể và đó cũng là cách duy nhất để bảo vệ bạn khi giao dịch trong thời gian giá thị trường chuyển động khi có tin tức hoặc biến động mạnh, nguy cơ trượt giá cao hơn so với điều kiện bình thường, bằng cách là hạn chế giao dịch qua tuần và thường xuyên theo dõi lịch kinh tế.
Như đã nói, bạn có thể sẽ gặp trường hợp trượt giá tích cực lẫn tiêu cực. Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị thua lỗ rất lớn.
Ví dụ, giả sử bạn đang có lệnh bán 10 lot vàng ở mức giá 1290$. Để bảo vệ tài khoản của mình, bạn dự kiến sẽ cài một lệnh stop loss tại 1300$ để dừng lỗ. Tuy nhiên giả sử lúc đó có biến động rất mạnh, giá trị của vàng đã đi lên, và lên rất mạnh trong khoảng thời gian rất ngắn.
Và thay vì lệnh vàng của bạn bị hit stop loss tại 1300$ thì do trượt giá, giá trị bạn bị cắt lệnh sẽ có thể lên đến cao hơn 1330$ rất nhiều, chẳng hạn như 1310$, 1320$ hay thậm chí còn hơn thế nữa, đó chính là sự trượt giá có hại.
Tương tự ngược lại cho trượt giá có lợi, bạn đang có lệnh bán 10 lot vàng ở mức giá 1290$, và điểm chốt lời dự kiến của bạn sẽ là 1270$. Tuy nhiên giả sử lúc đó có biến động rất mạnh, giá trị của vàng đã đi xuống như dự đoán, và xuống rất mạnh trong khoảng thời gian rất ngắn.
Và thay vì lệnh vàng của bạn sẽ chốt lời tại 1270$ như dự kiến, thì do trượt giá, giá trị bạn bị cắt lệnh sẽ có thể thấp hơn giá trị bạn cài chốt lời 1270$ rất nhiều, chẳng hạn như 1260$, 1250$ hay thậm chí còn thấp hơn thế nữa, đó chính là sự trượt giá có lợi.
Làm sao để tránh bị trượt giá?
Việc đầu tiên để tránh trượt giá đó là đến từ các bạn. Cần hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao, hiện có nhiều sàn giao dịch cho phép bạn dùng đòn bẩy cực lớn, có thể đòn bẩy giao dịch có thể 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000, thậm chí 1:5000.
Đòn bẩy cao tương ứng với rủi ro và lợi nhuận lớn, khi đó trader tham gia thị trường vì tin vào rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng lớn. Mục tiêu của giao dịch không thể dựa trên tính may rủi, bạn có thể thắng lớn ngày hôm nay chứ ngày mai thì chưa chắc. Thêm nữa, nếu bạn giao dịch với đòn bẩy cao, bạn sẽ rất khó kiểm soát rủi ro khi giao dịch, điều này không có lợi chút nào.
Hạ thấp đòn bẩy là một phần của quản lý vốn. Trading mà không biết về quản lý vốn xem như tiền trong tài khoản của bạn sẽ đổ sông đổ biển.
Việc tiếp theo đó là luôn cập nhật tin tức thị trường liên tục và hạn chế ôm lệnh qua tuần, quan điểm của nhiều trader là không dựa vào tin tức khi trade, chỉ trade trên chart là chủ yếu.
Tuy nhiên việc bạn có thể không quan tâm tới tin tức, nhưng bạn cần biết tin tức khi nào sẽ công bố, và nếu tốt hơn thì nên biết tin tức đó là gì và có thể tác động đến thị trường như thế nào. Trader giao dịch thị trường mà không quan tâm tới tin tức cũng giống như đá bóng mà chẳng biết trọng tài là ai. Lịch công bố tin tức bạn có thể xem trên forexfactory.com hay investing.com. Theo dõi tin tức không bao giờ là thừa cả.
Hơn nữa là bạn cần phải tránh việc ôm lệnh qua tuần. 2 ngày thị trường đóng cửa cuối tuần chẳng bao giờ là 2 ngày bình yên. Trong thời điểm mà các bất ổn chính trị đang diễn ra thường xuyên bạn cần phải đề phòng nhiều hơn hết, vì rủi ro từ những ngày cuối tuần là rất lớn.
Trên là những điều về trượt giá và cách tránh trượt giá, hy vọng các bạn có được những sự lựa chọn của riêng mình.