Khối lượng giao dịch có thể là một cách để đánh giá thị trường đang cảm thấy như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với cổ phiếu và quyền chọn vì nó hướng đến lãi suất tăng hoặc giảm.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng nhưng khối lượng bắt đầu giảm, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá mua.
Ngoài ra, các chỉ số tâm lý thị trường là một trong những công cụ hữu ích nhất để các nhà đầu tư đánh giá xu thế thị trường hiện tại như thế nào và đang ở trạng thái bi quan hay tích cực, nhằm tìm ra các cơ hội để mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý các chỉ số này nên được sử dụng cùng với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản khác để cho bức tranh thị trường được rõ nét hơn.
Các công cụ được nhà đầu tư sử dụng để xác định tâm lý thị trường tài chính như:
Cam kết của thương nhân (Commitment of Traders-COT):
COT được công bố bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vào mỗi thứ sáu hàng tuần và cho thấy các vị thế Buy và sell của các nhà giao dịch đầu cơ và thương mại. Điều này giúp phác thảo động thái thị trường một cách chi tiết dựa vào quá trình giao dịch của các big boys (như các quỹ phòng hộ, ngân hàng và tập đoàn). Nếu COT cho thấy nhà giao dịch có động thái dịch chuyển làm giá giảm dần/tăng dần trong xu hướng thị trường tăng giá/giảm giá, điều này chỉ ra thị trường chuẩn bị có một bước ngoặt mới.
Chỉ số biến động (Volatility Index-VIX):
Còn được gọi là chỉ số sợ hãi, VIX theo dõi giá quyền chọn và đo lường biến động. Được sử dụng như một cách để nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước mọi sự điều chỉnh về giá giống như là một chính sách bảo hiểm vậy. Đồng nghĩa VIX càng cao cho thấy xu hướng hiện tại càng dễ đảo chiều. Nếu chỉ số VIX thấp cho thấy tâm lý thị trường đang ổn định và xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục.
Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio):
Một trong những cách dễ nhất để tìm hiểu xem thị trường đang trong tâm trạng phấn chấn hay hoang mang chính là Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio). Nhờ dựa trên việc so sánh có bao nhiêu cổ phiếu đang hướng tới mức cao nhất trong 52 tuần trước so với số cổ phiếu tạo ra mức thấp trong 52 tuần. Nếu hướng trung bình của thị trường hiển thị mức thấp thì những con gấu đang kiểm soát – thị trường giảm và khi thị trường ở các mức cao hơn thì những con bò đang kiểm soát – thị trường tăng.
Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index):
Một chỉ số giúp bạn tìm hiểu mức tăng của thị trường. Chỉ số sử dụng tín hiệu điểm và tín hiệu mua, liệt kê số lượng cổ phiếu đã tạo ra tín hiệu mua trong một chỉ số nhất định. Dựa theo đồ thị Point and Figure Chart (P&F), các cổ phiếu mang tín hiệu mua hoặc bán một cách rõ ràng với thang điểm dưới dạng phần trăm từ 0% đến 100%. Các nhà đầu tư áp dụng ngưỡng riêng của họ vào chỉ số này để xác định xem diễn biến thị trường, nhưng nhìn chung nếu chỉ số từ 70% đến 80% tín hiệu mua thì các nhà đầu tư coi thị trường đã mức quá mua và sẵn sàng cho các lệnh Sell trong thời gian tới. Nếu thị trường nằm dưới mức 30% hoặc 20% sẽ cho thấy thị trường đang ở mức quá bán và có khả năng sẽ tăng lại trong thời gian tới.
Như vậy, có rất nhiều cách để đo lường tâm lý thị trường, giúp Trader suy đoán và đi trước thị trường 1 bước, trước khi các biến cố lớn xảy ra. Đừng bao giờ đánh giá thấp tâm lý thị trường, hãy theo dõi và tập luyện thật kỹ sau đó mới được quyết định vào đầu tư thật sự nhé. Có thắc mắc gì thêm về tâm lý thị trường nhà đầu tư hãy liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
➤ Đào Tạo Forex & Gold: hệ thống đào tạo Trader thành công nhất Việt Nam
➤ Forex: đầu tư bền vững theo thời gian sẽ đảm bảo nguồn thu nhập ổn định
CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI
MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ