Thị trường Forex mở cửa 5 ngày một tuần, 24 giờ một ngày. Trader đã biết thị trường Forex có tổng cộng 3 phiên giao dịch gồm phiên New York (phiên Mỹ), phiên London (phiên Âu), và phiên giao dịch Châu Á. Cả 3 phiên giao dịch mở cửa vào một thời điểm khác nhau trong ngày, điều này làm cho thị trường Forex mở cửa suốt ngày đêm. Nhưng tại sao rất nhiều Trader lại tham gia giao dịch phiên New York chứ không phải là hai phiên kia. Các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ xem phiên giao dịch New York có gì khác biệt mà lại tập chung nhiều Trader tham gia giao dịch nhé:
Bảng trên đây hiển thị các phiên giao dịch mở theo múi giờ EST (giờ New York) và múi giờ GMT
Giao dịch theo khung giờ New York
Không phải tất cả các phiên giao dịch đều có khối lượng giao dịch hàng ngày giống như nhau. Trader chắc đã biết rằng hầu hết sự biến động mạnh nhất của thị trường diễn ra khi 2 phiên Âu - Mỹ chồng lên nhau (giao phiên) là từ 8:00 sáng đến 12:00 EST (khoảng 19h00 đến 22h00 theo giờ Việt Nam). Sau khoảng giờ chồng 2 phiên Âu - Mỹ, phiên giao dịch duy nhất có ảnh hưởng đến thị trường là phiên New York, kết thúc vào mỗi ngày vào 5 giờ chiều (giờ EST) từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Những gì mà chúng ta cần đó là xem giờ đóng cửa của phiên giao dịch New York. Thật không may, đa số Broker sử dụng các loại biểu đồ được dựa trên khung thời gian chuẩn GMT. Điều này có nghĩa, với mỗi nến mở cửa lúc 00:00 GMT, tạo ra tổng cộng sáu cây nến mỗi tuần. Loại biểu đồ dựa trên khung thời gian GMT tạo ra rất nhiều tín hiệu nhầm lẫn, vì chart daily xuất hiện thêm một nến "chủ nhật" mở cửa vào Chủ Nhật lúc 23h00 GMT và đóng cửa lúc 00h00 theo giờ GMT.
Vấn đề này làm cho các chart GMT bị lộn xộn với các thông tin thừa, không cần thiết (nến thừa). Các nến đóng cửa vào ngày cuối tuần làm ta nhầm lần đó là nến doji, báo hiệu thị trường đang "chần chừ"... Một nến doji có một thân hình nhỏ và thường có nghĩa là có thể đảo ngược xu hướng, đặc biệt nếu chúng hình thành gần khu vực kháng cự hỗ trợ có thể làm Trader hiểu nhầm và vào lệnh sai.
Các chart dựa trên khung thời gian New York, ngược lại chỉ có tổng cộng 5 nến mỗi tuần và không có nến ngày "chủ nhật". Với Price Action Trader, giá đóng cửa là yếu tố rất quan trọng để Trader ra quyết định giao dịch, vì PA Trader luôn dựa trên giá đóng cửa để xác định thông tin về lực mua bán thị trường do nến Nhật mang lại.
Sự khác biệt giữa chart giờ GMT và chart giờ New York
Nhà đầu tư hãy nhìn vào sự khác biệt giữa biểu đồ GMT và biểu đồ New York Close
Như bạn thấy, chart giờ New York không có nến ngày chủ nhật, sự xuất hiện các nến này có thể gây nhầm lẫn cho Trader. Chú ý các nến nhỏ được đánh dấu màu đỏ ở chart GMT bên trái.
Chart GMT tạo ra rất nhiều nến thân nhỏ và nến doji do khung daily của chart GMT đóng cửa ngay sau khi phiên Á mở cửa 1 tiếng (1 tiếng là quá ngắn để một phiên giao dịch có thể thể hiện hết sự biến động giá của nó). , Chart khung giờ New York mặc khác thể hiện chính xác toàn bộ hoạt động của phiên giao dịch New York trong một ngày.
Quan sát chart đóng cửa theo giờ New York (bên trái) và chart đóng cửa theo giờ GMT (bên phải): trong khi chart bên trái xuất hiện một nến pinbar giảm thì chart bên phải chẳng xuất hiện mẫu hình nào. Chưa kể các nến doji nhỏ ở chart GMT còn khiến chart có nhiều tín hiệu nhiễu hơn so với chart phiên New York.
Kết luận về giao dịch theo giờ New York
Sử dụng chart giờ New York không phải là cách duy nhất để Trader giao dịch thành công. Dù bạn lựa chọn khung giờ GMT hay New York, bạn vẫn cần nắm những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật, cơ bản, đọc nến, kháng cự hỗ trợ... để hiểu về thị trường.
Nhưng với những ưu điểm của chart giờ New York (ít tín hiệu nhiễu, thông tin nến chính xác...), thị trường sẽ biến động mạnh hơn, đặc biệt đây là lợi thế đối với những Trader giao dịch Gold. Bài chia sẻ về cách thức giao dịch theo giờ New York đến đây là hết rồi, chúc các bạn giao dịch thành công.
Nhân Thanh (ColibriTrader)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
• Chỉ báo Barabol Sar là gì? Cách giao dịch theo chỉ báo Barabol Sar
• Chi tiết sàn ICMarkets, hướng dẫn mở tài khoản giao dịch sàn ICMarkets