Chỉ số Purchasing Managers Index - PMI là gì?
Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) là chỉ số đo lường “sức khoẻ” kinh tế của ngành sản xuất. PMI dựa trên năm chỉ số thành phần chính: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động. Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh hiện tại cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà phân tích và quản lý mua hàng của các công ty.
Dữ liệu để tạo thành báo cáo PMI được thu thập bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát hàng tháng gửi đến các giám đốc điều hành mua hàng tại khoảng 300 công ty. PMI trên 50 tương ứng với sự mở rộng hoạt động sản xuất so với tháng trước. Một chỉ số PMI dưới 50 cho thấy sự chững lại, và một chỉ số ở ngay mức 50 nghĩa là không có thay đổi. Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) là cơ quan công bố chỉ số PMI mỗi tháng. Mặc dù ISM còn phát hành một số chỉ số khác, PMI là dữ liệu được áp dụng rộng rãi nhất và đôi khi nó còn được gọi là chỉ số ISM.
PMI ảnh hưởng đến quản lý thu mua trong doanh nghiệp như thế nào?
PMI là một công cụ ra quyết định quan trọng cho các nhà quản lý trong nhiều vai trò khác nhau. Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô đưa ra quyết định sản xuất dựa trên đơn đặt hàng mới mà họ mong đợi từ khách hàng trong những tháng tới. Những đơn đặt hàng mới sẽ thúc đẩy các quyết định mua hàng của quản lý về số lượng phụ tùng và nguyên liệu, như thép và nhựa. Số dư hàng tồn kho hiện tại cũng giúp các công ty dự đoán được lượng sản xuất mà nhà sản xuất cần hoàn thành để hoàn tất đơn hàng mới và giữ một số hàng tồn kho vào cuối tháng.
Các nhà cung ứng cũng đưa ra các quyết định dựa trên PMI. Một nhà cung cấp phụ tùng cho nhà sản xuất sẽ dựa trên PMI để ước lượng lượng nhu cầu trong tương lai cho các sản phẩm của mình. Nếu đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất đang mở rộng. Ví dụ, họ có thể tăng giá khách hàng và chấp nhận sự tăng giá từ các nhà cung cấp của nó. Mặt khác, khi các đơn đặt hàng mới giảm, nhà sản xuất có thể phải giảm giá bán và yêu cầu chi phí thấp hơn cho các linh kiện thu mua.
Vai trò của PMI trong xuất nhập khẩu
PMI cũng cung cấp thông tin về hàng nhập khẩu và xuất khẩu, đây là số liệu thống kê quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài. Giả sử, nhà sản xuất ô tô mua thép tại Hoa Kỳ và từ Trung Quốc. Nếu nhập khẩu đang gia tăng, xu hướng đó sẽ có tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ khi bán cùng một sản phẩm. Mặt khác, nếu xuất khẩu của các nhà sản xuất phụ tùng tăng lên, thì một nhà cung cấp linh kiện có thể yêu cầu giá cao hơn từ các công ty Mỹ khi cần mua sản phẩm của họ.
PMI trong việc xác định tình hình nền kinh tế quốc gia
Chỉ số PMI cho thấy tình hình kinh tế khá tổng quát trong cả ngành sản xuất lẫn dịch vụ. Do đó, đây có thể được xem là một thước đo quan trọng cho mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khi xem xét lĩnh vực sản xuất. PMI cho thấy mức độ “sôi động" của việc mua bán trong lĩnh vực sản xuất trong một tháng và các thay đổi qua hàng tháng sẽ phản ánh rõ ràng tốc độ tăng trưởng/suy yếu của khu vực dịch vụ và sản xuất.
Đồng thời, nó cũng cho các Trader đánh giá được tiềm năng của các chỉ số khác như giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP... và từ giúp chúng ta dần đoán biết được nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở vị trí nào, có như mong đợi của các nhà hoạch định chính sách hay không.
PMI là một chỉ số trong top “các chỉ báo kinh tế cần được theo dõi bởi Trader" và mỗi tháng vào thời điểm công bố PMI của một trong các đồng tiền tệ chính, thị trường đều sẽ biến động mạnh. Trader nắm bắt được điều này có thể giảm thiểu rủi ro và nắm lấy cơ hội giao dịch từ chỉ số PMI.
DiendanForex Vietnam