CFD là gì?
Như tên gọi CFD hay hợp đồng chênh lệch (Chứng Khoán) là một dạng hợp đồng được thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh.
Nghe cách giải thích phía trên, CFD có thể sẽ xa lạ với nhiều người, nhưng về mặt bản chất, CFD là hình thức được mô phỏng theo cách thức giao dịch thông thường trong cuộc sống. Nghĩa là vẫn phải có giá cả loại sản phẩm nào đó rồi dựa trên sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng để nhà đầu tư kiếm lời.
Với giao dịch truyền thống thì nhà đầu tư sẽ thường tìm kiếm lĩnh vực hay sản phẩm, được họ đánh giá là tiềm năng, hay chúng có thể tăng giá sau khi mua. Và nếu giá lên đúng như dự kiến, nhà đầu tư quyết định bán sản phẩm đó đi, thì khoản tiền "chênh lệch" giữa giá mua và giá bán chính là khoản lời hoặc có thể là khoản lỗ nếu sản phẩm xuống giá.
Nhà đầu tư thấy, giao dịch truyền thống hay giao dịch CFD cơ bản vẫn là tìm kiếm khoản chênh lệch để tạo ra lợi nhuận cho nhà giao dịch. Tuy nhiên, cách thức mà hợp đồng CFD hoạt động lại ưu việt hơn, giúp cho bất cứ ai cũng có thể tham gia mà không nhất thiết phải sở hữu sản phẩm, hay phải có số vốn lớn.
CFD hoạt động như thế nào?
Như có nói, CFD là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giá trị của một tài sản cụ thể nào đó. Khi hợp đồng kết thúc, nếu như giá tài sản tăng so với thời điểm ban đầu thì người mua có lời. Ngược lại, nếu như giá giảm so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua lỗ và tiền của người mua sẽ chuyển cho người bán.
Ngoài cách thức mua bán cổ điển như thế này, với CFD nhà đầu tư còn có thể tham gia bán khống. Tức thay vì chỉ Mua với các sản phẩm họ nghĩ sẽ tăng giá, nhà đầu tư hoàn toàn còn có thể Bán khi tin rằng sản phẩm đó sẽ giảm giá.
Từ điều này cho thấy, giao dịch CFD là hình thức giao dịch ưu việt khi có thể mua bán cả 2 chiều cho sản phẩm đó. Các yếu tố như kinh tế, chính trị, đại dịch, thiên tai… có thể tác động đến công ty, đến sản phẩm, đến con người, nhưng với CFD thì sẽ chẳng “xi nhê” gì. Bạn luôn kiếm được tiền, trong bất cứ hoàn cảnh nào, miễn bạn có năng lực!
Ví dụ về CFD
Nếu nhà đầu tư muốn đầu tư vàng, giá vàng hiện tại đang là 1670 USD/ounce. Anh ta tin rằng, vàng trong 2 ngày nữa sẽ tăng giá, nên quyết định đặt lệnh “Buy” hay “Long”, sau 2 ngày vàng tăng lên thành 1690 USD/ounce. Lúc này, nhà đầu tư quyết định đóng lệnh và thu lời được 30 USD/ounce.
Trong trường hợp không may, vàng giảm xuống 1650 USD/ounce, nhà đầu tư lo sợ vàng có thể giảm hơn nữa nên quyết định đóng lệnh, như vậy anh ta đã mất 20 USD/ounce.
Tất nhiên, khi nhà đầu tư đóng lệnh mới mất 20 USD/ounce, nếu anh ta vẫn tin rằng vàng tăng trở lại, kiên gan ôm lệnh chờ tới khi vàng tăng thì thôi. Lúc này, sẽ có hai khả năng xảy ra, một là vàng vàng tăng thật sự, và thay vì bị lỗ 20 USD/ounce, nhà đầu tư hoàn toàn thu được lời. Nhưng, nếu vàng vẫn cứ giảm, giảm tới mức tài khoản không đủ sức để gồng lệnh thì không chỉ mất 20 USD mà trader còn bị cháy tài khoản không còn đồng nào!
CFD phái sinh là gì?
Đây là khái niệm mà bất cứ ai cũng nghe thấy. Sở dĩ gọi là phái sinh, bởi nhà đầu tư KHÔNG HỀ SỞ HỮU sản phẩm giao dịch, mà chỉ dựa trên sự biến động của giá cả để kiếm lời.
Nếu nhà đầu tư mua 20 lượng vàng vật chất với giá 45 triệu/ lượng chẳng hạn. Như vậy, khi trao tiền cho ông chủ tiệm vàng, bạn sẽ sở hữu 20 lượng vàng nói trên. Và đây cũng là cách thức giao dịch truyền thống ai cũng biết, cũng nắm rõ.
Với giao dịch CFD, nhà đầu tư vẫn mua vàng tại mức giá 45 triệu. Tuy nhiên, họ sẽ không thực sự sở hữu 20 lượng vàng trong tay, mà chỉ mua “giá” hay “chỉ số” đang được giao dịch theo thời điểm hiện tại. Chỉ khi quyết định đóng lệnh, nếu giá lên nhà đầu tư sẽ kiếm được lời, nếu giá xuống nhà đầu tư vẫn quyết định đóng lệnh thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ với lệnh giao dịch đó.
Khi giao dịch Forex tức nhà đầu tư đang giao dịch các hàng hóa phái sinh, và dựa trên biến động của giá cả để kiếm lợi nhuận. Nên có thể hiểu đơn giản rằng CFD được xem như là hình thức giao dịch “Ảo” vì nhà đầu tư không thực sự sở hữu sản phẩm nhưng Tiền mất sẽ là Tiền Thật.
Đặc điểm của hợp đồng CFD
CFD hay hợp đồng chênh lệch là sản phẩm phái sinh.
Nhà đầu tư sẽ không sở hữu sản phẩm giao dịch.
Nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy khi giao dịch CFD.
Nhà đầu tư chỉ tính được lãi hoặc lỗ của hợp đồng CFD khi họ thực sự đóng lệnh.
Tài sản được giao dịch dưới dạng CFD
Sở dĩ giao dịch CFD được yêu thích chính là vì sản phẩm cung cấp vô cùng phong phú trên toàn bộ các lĩnh vực đang tồn tại trong đời sống như:
• Các mã cổ phiếu: Facebook, Google, Apple... Các mã cổ phiếu này nhà đầu tư có thể giao dịch tại sàn ICMarkets bạn hoàn toàn được hưởng cổ tức, tương tự như khi bạn giao dịch chứng khoán cơ sở vậy.
Đánh giá chi tiết sàn ICMarkets:
• Chỉ số chứng khoán: SP500, UK100, US30, AUS220, EU50, UK100...
• Năng lượng: Dầu thô, gas...
• Kim loại quý: Vàng, bạc, đồng, nhôm...
• Hàng hóa: Coffee, cao su, ngô, bông, Cocoa...
• Ngoại tệ: EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF, GBP/USD, GBP/JPY...
• Tiền điện tử: BTC, ETH, XLM, XRP, DASH...
Lưu ý: Số lượng sản phẩm cung cấp tùy thuộc vào mỗi sàn Forex cũng như các chính sách phát triển khác nhau của mỗi nhà môi giới chẳng hạn như cùng là giao dịch tiền điện tử. Về cơ bản các sản phẩm này có thể giao dịch 24/7 nhưng rất nhiều sàn vẫn đóng cửa vào 2 ngày cuối tuần, tức giao dịch tiền điện tử sẽ không khác so với giao dịch các cặp tiền tệ, hay vàng, đồng.
Chính vì thế, nếu quan tâm đến sàn ICMarkets nhà đầu tư có thể mở tài khoản theo Diễn Đàn Forex hướng dẫn Tại đây
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
➤ Giao dịch tin Non Farm cùng trung tâm Diễn Đàn Forex
➤ Cách nhận định xu hướng đảo chiều Forex hiệu quả nhất
CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI
MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ