Nhiều Trader tham gia Trading đã nghe nhiều về thuật ngữ bẫy giá tăng hoặc bẫy tăng giá, tức là bull trap. Bài viết này giới thiệu cụ thể hơn về bẫy giá tăng (bull trap) và sự nguy hiểm của nó.
Bẫy giá tăng (bull trap) là gì?
Bẫy giá tăng (bull trap) là một thuật ngữ chỉ một tín hiệu giao dịch sai, đánh lừa người giao dịch rằng xu hướng giảm đã kết thúc, xu hướng tăng đang quay lại, khiến trader nhảy vào thị trường và giao dịch theo hướng giá tăng. Trong thực tế, sau khi xảy ra bẫy giá tăng, giá lập tức giảm xuống trở lại, làm cho trader đã mua vào bị thua lỗ.
Bẫy giá tăng (bull trap) còn có thể gọi là false breakout phá vỡ sai, phá vỡ giả.
Bull ở đây có nghĩa là con bò đực, thuật ngữ đại diện cho thị trường giá tăng trong tài chính, trap là cái bẫy.
Bẫy giá tăng (bull trap) xuất hiện ở đâu?
Điểm xuất hiện thường xuyên nhất của bẫy giá tăng là tại các vùng kháng cự. Giá vượt lên trên kháng cự, tạo cảm giác rằng có một đợt phá vỡ kháng cự xảy ra và xu hướng tăng sẽ tiếp diễn, kích thích Trader mua vào, nhưng sau đó giảm trở lại xuống dưới kháng cự, làm cho những Trader đã mua vào bị rơi vào trạng thái thua lỗ.
Bẫy giá tăng còn có thể xuất hiện tại điểm giao tiếp giữa giá và đường xu hướng giảm. Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, tạo cảm giác phá vỡ đường xu hướng và xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới đường xu hướng trở lại, khiến Trader mua vào khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắt kẹt trong bẫy giá tăng (bull trap).
Vì sao bẫy giá tăng (bull trap) nguy hiểm
Bẫy giá tăng nguy hiểm vì nếu trader thiếu kinh nghiệm, họ sẽ dễ bị dính phải bẫy giá tăng và thua lỗ. Sau khi bẫy giá tăng diễn ra, giá có thể đảo chiều theo hướng giảm nhanh chóng. Trong trường hợp Trader chưa kịp đặt lệnh dừng lỗ, Trader có thể bị thua lỗ nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bẫy giá tăng?
Một số cách phòng ngừa bẫy giá tăng (bull trap)
Đặt dừng lỗ chặt chẽ ngay khi vào lệnh mua
• Chờ tin hiệu xác nhận từ khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch lớn mới vào
• Mô hình nến phá lên vùng kháng cự phải là mô hình nến mạnh
• Chờ cây nến tiếp diễn sau khi phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra bẫy giá tăng.
Ví dụ cách phòng ngừa bẫy giá tăng
Tại điểm 1: giá phá vỡ kháng cự với mô hình nến xấu, khối lượng giao dịch giảm >>> không nên giao dịch vì có thể mắc bẫy giá tăng
Tại điểm 2: giá phá vỡ kháng cự bằng 1 mô hình nến mạnh (bullish maruboz) + khối lượng giao dịch tăng mạnh >>> ít có khả năng bẫy giá tăng.
Tại điểm 3: giá phá vỡ kháng cự bằng mô hình nến mạnh và khối lượng giao dịch tăng. Sau đó còn có 1 nến tăng tiếp, tạo xác nhận cho đà tăng >>> ít có khả năng bẫy giá tăng.
Bài trên mình đã giới thiệu về bẫy giá tăng (bull trap) cũng như một số cách cơ bản để tránh bẫy giá tăng. Trong phân tích kỹ thuật, không có gì là tuyệt đối và vì vậy, các cách thức nói trên là kinh nghiệm mà thôi.