Nghèo hay giàu không chỉ thể hiện ở vật chất mà còn xuất phát từ hành vi, suy nghĩ và cách tiếp nhận một vấn đề nào đó. Hãy đọc 4 đặc điểm của NGƯỜI NGHÈO sau đây để hiểu và tránh ngay:
Tập trung vào Rào Cản
Trong khi người giàu sẵn sàng hành động để thực hiện kế hoạch, ý tưởng của mình, thì người nghèo lại lấy lý do để trì hoãn. Đó là “tôi rất muốn kinh doanh nhưng chưa đủ tiền”, “tôi muốn có nguồn thu nhập thụ động nhưng kiến thức về đầu tư còn hạn hẹp ".
Hàng loạt những mong muốn, kỳ vọng được đưa ra và sau đó bị chặn bởi từ “nhưng”.
Bạn có nhận thấy sự mâu thuẫn này đã vài lần xảy ra trong chính suy nghĩ của mình chưa ?
Và kết quả là chẳng có điều gì xảy ra cả, cuộc sống vẫn diễn ra đều đều mà không có điểm đột phá nếu bạn và tôi không có sự nỗ lực, quyết tâm để cải thiện tình trạng hiện tại.
Thói quen xấu rất dễ hình thành nhưng lại rất khó để loại bỏ. Nhưng nếu bạn không muốn nằm trong số 80% người nghèo thì hãy rèn luyện và sửa sai từng ngày. Bằng cách tập trung vào giải pháp và thay đổi góc nhìn từ phiến diện sang đa chiều, bạn sẽ có tư duy bao quát, đưa ra được hướng xử lý tối ưu.
Không gì không thể. Đừng cho phép bản thân bị bất cứ giới hạn nào làm chùn bước.
Nghĩ mình Biết Mọi Thứ
Kiến thức là vô hạn. Ở mỗi người khác nhau với lối tư duy khác nhau, trải nghiệm khác nhau lại cho ta thêm kiến thức mới về cuộc sống và kinh doanh. Nhưng thật đáng buồn rằng người nghèo lại không nhận ra được điểm thú vị này mà chỉ những người giàu nhận thức được nên họ đã giàu lại càng giàu thêm.
Một người có xu hướng khép kín đôi tai và chặn đứng lời khuyên, chia sẻ thật lòng từ người khác bằng câu nói “Tôi biết rồi" thì sẽ không bao giờ có cơ hội sở hữu một bộ não phát triển. Họ sẽ chỉ quẩn quanh trong lối tư duy cũ rích, chủ quan của mình, do đó, khó có thể mở lòng đón nhận những điều mới mẻ từ những người xung quanh.
Đối với những người như vậy, tôi cho rằng tỷ lệ thành công bằng 0. Bởi người giàu là người luôn tích cực học hỏi và phát triển, họ cho rằng cơ hội xuất hiện mọi nơi, nên họ luôn trân quý những người họ gặp và những thông tin được tiếp nhận hàng ngày dù cho kiến thức đó là mới hay cũ.
Không kiểm soát được tiền
Sự thật rằng: Nếu bạn không quản lý tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ có thể chủ động tài chính.
Bạn có khả năng kiếm nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn đã giữ được tiền. Vậy nên, dù kiếm được số lượng tiền tương đương với số tiền của người giàu nhưng bạn vẫn là kẻ nghèo nếu bạn đang sử dụng tiền một cách hoang phí và không có kế hoạch.
Tôi biết đây cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải, kiếm bao nhiêu cũng không đủ vì đã tiêu xài hết. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách lập kế hoạch tài chính trong đó xây dựng các khoản đầu tư thông minh đem lại lợi nhuận cao.
Biết cách quản lý tiền nong không phải là tài năng thiên bẩm sinh ra đã có mà bạn phải học. Sau khi ý thức và làm chủ được dòng tiền, bạn sẽ hiểu cảm giác tự do tài chính thực sự là gì ? Và khi ấy bạn mới biết được rằng những thoả mãn trong ngắn hạn do chi tiêu đem lại chỉ là cảm xúc diễn ra tại một thời điểm hữu hạn mà không duy trì được lâu dài khi tiền trong túi dần dần cạn kiệt.
Từ chối khen ngợi thành công, sự giàu có của người khác
Người nghèo thường tỏ ra nghi ngờ về thành tựu mà người khác đạt được. Tiếp theo, thay vì đưa ra lời khen ngợi chân thành, họ dùng từ ngữ phán xét để công kích đối thủ.
Liệu sau một chuỗi hành động này, người nghèo có thể biến thành người giàu, và ngược lại người giàu trở thành người nghèo được không ?
Nghịch lý của sự phán xét nói lên rằng: Khi chúng ta đang phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình.
Do đó, thay vì chê bai, dè bỉu, tại sao chúng ta không nên thể hiện sự ngưỡng mộ và dành cho họ những lời khen ngợi ? Đó cũng chính vũ khí bí mật giúp chúng ta tạo nên những mối quan hệ có giá trị và ý nghĩa hơn trong cuộc sống và công việc.
Để đạt mục tiêu tự do tài chính, bạn không thể nỗ lực trong ngày một ngày hai nhưng phải có những hành động tích cực nho nhỏ hằng ngày bạn mới có thể cải thiện tình hình tài chính hiện tại.